• 08:00 - 19:00
  • 0919563208
  • Đặc Sản Xanh 0

Thuốc làm chậm nhịp tim được bác sĩ hàng đầu khuyên dùng

Bạn hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

Sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim là một trong những lựa chọn hàng đầu của những bệnh nhân bị nhịp tim nhanh. Vậy có những loại thuốc làm chậm nhịp tim nào? Bệnh nhân cần phải lưu ý gì khi sử dụng những thuốc này? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Danh mục thuốc làm chậm nhịp tim

Nhịp tim ở người bình thường dao động từ 60- 100 nhịp/ phút. Khi nhịp tim tăng lên trên 100 nhịp/ phút được gọi là nhịp tim nhanh. Nhịp tim nhanh có thể là hệ quả của cơ thể phản ứng với những lo lắng, stress, mất máu hoặc tập luyện quá sức.

Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo các vấn đề bất thường về tim mạch.

Bởi vậy, khi cơ thể thấy những dấu hiệu như: khó thở hoặc thở hụt hơi, luôn có cảm giác lo lắng, tim đập mạnh, thình thịch trong ngực… bạn cần phải đi thăm khám để được điều trị sớm nhất.

Thuốc làm chậm nhịp tim

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, người bệnh sẽ được điều trị kết hợp sử dụng các loại thuốc khác nhau. Danh mục thuốc tim mạch bao gồm rất nhiều loại thuốc, trong đó các loại thuốc thuốc làm chậm nhịp tim và điều trị nhịp tim nhanh thường được kê bao gồm:

Thuốc chống loạn nhịp tim

Đây là nhóm thuốc có tác dụng điều chỉnh nhịp tim về ngưỡng an toàn. Thuốc chống loạn nhịp tim phổ biến hầu hết ở dạng viên và được người bệnh sử dụng trong thời gian dài.

Chỉ trong những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân mới phải sử dụng đến các loại thuốc tiêm tĩnh mạch.

Lý do của việc sử dụng thuốc trong thời gian dài nhằm mục đích điều chỉnh rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim bình thường theo 3 cơ chế chính: ngăn chặn nhịp tim tự động bát thường, tăng thời gian phục hồi cơ tim, điều chỉnh tốc độ của dẫn truyền xung điện tim.

Chú ý khi dùng thuốc làm chậm nhịp tim

Amiodarone và các loại thuốc chống rối loạn nhịp tim khác cần sử dụng trong thời gian dài

Các thuốc chống loạn nhịp tim thường dùng là Amiodarone, Flecainide, Ibutilide, Lidocaine, Procainamide, Propafenone, Quinidine, Tocainide…

Mặc dù các loại thuốc làm chậm nhịp tim này có tác dụng làm giảm nhịp tim nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ làm chậm nhịp tim quá mức. Chính điều này có thể khiến cho quá trình rối loạn nhịp tim xảy ra thường xuyên hơn.

Bởi vậy, khi sử dụng những thuốc người bệnh cần theo dõi chặt chẽ phản ứng của cơ thể, khi thấy tình trạng nhịp tim trở nên bất ổn hơn cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn.

Thuốc chẹn kênh canxi

Nhóm thuốc này còn được gọi là thuốc đối kháng canxi, được áp dụng làm thuốc trị bệnh tim từ những năm 70 của thế kỷ 20. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá khả năng hạ huyết áp của nhóm thuốc này có thể sánh ngang với thuốc ức chế men chuyển nên thường được sử dụng với những bệnh nhân tăng huyết áp.

Bởi vậy nhiều người còn gọi đây là thuốc huyết áp làm chậm nhịp tim. Khi sử dụng, chúng giúp làm giãn mạch máu khiến lưu lượng máu đến tim nhiều hơn, từ đó giảm huyết áp, giảm các triệu chứng đau thắt ngực và làm chậm nhịp tim.

Ai cần dùng thuốc làm chậm nhịp tim

Amlodipin là một trong những thuốc làm chậm nhịp tim được sử dụng phổ biến

Một số thuốc chẹn kênh Canxi có thể kể đến là Amlodipin, Diltiazem, Felodipine, Isradipine, Nicardipine, Nifedipine, Nifedipine, Verapamil,… Trong đó, 2 loại được dùng phổ biến hiện nay là nhóm Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan) và Diltiazem (Cardizem, Cartia, Dilacor, Diltia, Tiazac).

Thuốc chẹn Beta

Đây là nhóm thuốc đầu tay được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim nhờ vào khả năng làm giãn mạch. Các thuốc này hoạt động với cơ chế chẹn thụ thể cường giao cảm và ức chế các tác dụng giao cảm ở tế bào cơ tim, trong đó có điều trị nhịp tim.

Do đó có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu, giảm huyết áp, co thắt phế quản. Một số thuốc chẹn beta phổ biến như Acebutolol, Atenolol, Bisoprolol, Metoprolol, Nadolol, Propranolol…

Thuốc chống đông máu

Nhịp tim quá nhanh có thể dẫn đến nguy cơ hình thành các cục máu đông ngăn cản quá trình tuần hoàn máu lên não dẫn đến đột quỵ. Do đó những người bị bệnh tim nhanh cũng được kê thêm thuốc chống đông máu.

Về cơ bản, thuốc chống đông máu không khắc chế được tình trạng tim đập nhanh nhưng lại kết hợp với thuốc làm chậm nhịp tim để làm loãng máu, hạn chế sự rối loạn, gây ra hiện tượng tim đập nhanh.

Warfarin và Aspirin là 2 loại thuốc chống đông máu được kê đơn và có bán ở hầu hết các quầy thuốc Tây hiện nay.

Có nên sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim

Aspirin là loại thuốc chống đông máu được bán phổ biến tại các hiệu thuốc Tây

Những lưu ý khi sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim

Khi kê tên các nhóm thuốc tim mạch cho các bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải cân nhắc lợi hại của chúng. Mặt khác, khi sử dụng, bệnh nhân cũng cần phải đặc biệt ghi nhớ những điều cần chú ý để việc kiểm soát nhịp tim và tránh những biến chứng đạt được hiệu quả cao nhất.

Dưới đây là những lưu ý chung nhất khi sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim:

  • Tuân thủ chỉ định và căn dặn của bác sĩ
  • Uống đúng liều, đúng giờ và nhớ mang thuốc dự phòng bên mình mọi lúc mọi nơi
  • Không tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm hoặc tự ý kết hợp các nhóm thuốc khác nhau trong điều trị làm chậm nhịp tim.

Nguy hiểm khi sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim

Thuốc làm chậm nhịp tim tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi

– Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim cho trẻ nhỏ để tránh hiện tượng quá liều và những phản ứng phụ có thể xảy ra do cơ thể các bé nhạy cảm hơn người lớn.

– Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ở mỗi người không giống nhau, người bệnh cần theo dõi để biết chính xác những bất thường của bản thân khi sử dụng thuốc.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và các bài tập luyện khoa học có lợi cho việc ổn định nhịp tim và sức khỏe tim mạch nói chung. Có thể tham khảo và bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như tỏi, nhân sâm, nấm linh chi, tam thất,…

Tam thất hỗ trợ điều trị bệnh tim

Trong đó tam thất là loại thảo dược được Đông y đánh giá trong việc phòng và điều trị các vấn đề tim mạch. Tam thất chứa hàm lượng saponin dồi dào cùng hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh.

Chúng được sử dụng như một chất có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu một cách tự nhiên, đồng thời làm sạch dòng máu và giúp máu di chuyển dễ dàng. Tam thất còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lo lắng, stress, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, vì vậy hỗ trợ điều hòa nhịp tim hiệu quả.

Những tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng của từng loại thuốc làm chậm nhịp tim

Người bị nhịp tim nhanh khi dùng các loại thuốc làm chậm nhịp tim thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn, làm gia tăng rối loạn nhịp trên thất.

Một số loại thuốc còn làm giảm sức co bóp của tim hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác. Vì vậy bạn cần phải lưu ý khi sử dụng các loại thuốc cụ thể dưới đây.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc chống loạn nhịp tim có thể làm cho nhịp tim bị chậm quá mức khiến tình trạng rối loạn nhịp tim diễn ra thường xuyên hơn. Các tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp tim được nghiên cứu có khả năng xảy ra nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có bệnh tim mãn tính.

Bởi vậy, không khuyến cáo sử thuốc chống loạn nhịp tim ở các đối tượng bệnh nhân này. Thuốc thường chỉ được sử dụng ở bệnh nhân không có bệnh tim mãn tính.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim

Mọi quyết định thuốc sử dụng làm chậm nhịp tim đều phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi

Giống như nhiều loại thuốc chống loạn nhịp tim khác, thuốc chẹn kênh canxi cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ khi sử dụng. Nhiều trường hợp ghi nhận khi sử dụng nhóm thuốc này khiến tim càng đập nhanh hơn, xuất hiện hiện tượng chóng mặt và táo bón.

Một số khác lại gặp phải tình trạng phát bạn trên cơ thể và bị sưng chân. Do vậy người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi:

  • – Nên uống thuốc trong lúc ăn hoặc dùng chung với sữa để bảo vệ dạ dày.
  • – Bưởi hoặc nước ép bưởi có thể thay đổi tác dụng của thuốc nên chỉ sau 4 giờ uống thuốc bạn mới dùng loại trái cây này.
  • – Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác bởi chúng có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc
  • – Tránh kết hợp thuốc chẹn kênh canxi với các loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, corticoid, thuốc bổ sung canxi, vitamin D,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn kênh beta

Nhiều bệnh nhân nhịp tim nhanh khi sử dụng thuốc chẹn kênh beta gặp phải các tác dụng phụ như: mệt mỏi, lạnh tay, nhức đầu. Nhiều trường hợp ghi nhận ảnh hưởng của thuốc tới hệ tiêu hóa, co thắt phế quản.

Đặc biệt hơn, nếu ngưng dùng thuốc đột ngột, bệnh nhân có thể đối mặt với các tình trạng rối loạn về nhịp tim, tăng nguy cơ đột tử và đau ngực dữ dội. Bởi vậy khi sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh beta cần lưu ý như sau:

  • Chống chỉ định cho người mắc bệnh viêm phế quản, bệnh hen và tắc nghẽn phổi mãn tính
  • Không ngưng dùng thuốc đột ngột mà nên giảm liều dùng từ từ
  • Tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ

Nếu bạn đang có nhu cầu mua tam thất để chăm sóc bệnh nhân tim mạch hoặc làm quà biếu, hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Xanh. Là đơn vị cung cấp tam thất uy tín trên thị trường nhiều năm qua, mọi sản phẩm của chúng tôi đều có nguồn gốc từ các tỉnh vùng núi cao Tây Bắc.

Sản phẩm đạt mọi tiêu chí quan trọng như già năm tuổi, được phơi sấy, bảo quản theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo hoàn toàn về chất lượng và an toàn. Tam thất tại Đặc Sản Xanh cũng có giá cạnh tranh bậc nhất thị trường.

Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:

Trên là danh mục các nhóm thuốc làm chậm nhịp tim. Khi sử dụng thuốc người bệnh cần phải nghiêm túc thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi những bất thường của cơ thể để đi khám kịp thời.

Bạn hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

© Bản quyền thuộc về dacsanxanh.com.vn

0919563208