Nhịp tim chậm là gì? Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?
Tim đập chậm có thể là những bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim. Vậy nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Nhịp tim chậm là gì?
Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta cần tìm hiểu một vài kiến thức sau.
Nhịp tim ở người bình thường dao động trong khoảng 60-100 lần/phút. Vì vậy, nhịp tim dưới 60 lần được gọi là nhịp chậm.
Thực tế, một số đối tượng đặc biệt như các vận động viên, người tập thể dục thường xuyên, những người rất khỏe, nhịp tim cũng có thể khá chậm, chỉ 40-50 nhịp/phút.
Tuy nhiên, lý do là tim của họ rất khỏe, chỉ cần co bóp ít nhịp vẫn đủ máu và oxy để nuôi cơ thể. Còn những người có sức khỏe bình thường, không thường xuyên tập luyện mà nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút thì có thể là bị chậm do bệnh lý.
Để hiểu nhịp tim chậm có nguy hiểm không bạn nên hiểu một chút về căn bệnh này.
Với người bình thường, nhịp tim dưới 60 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm bệnh lý có thể là do sự bất thường của hệ thống hệ thống dẫn truyền xung điện của tim. Cụ thể, vị trí phát xung điện tự nhiên của tim có thể hoạt động không bình thường.
Hoặc cũng có thể con đường dẫn truyền xung điện trong tim bị thương tổn hoặc không còn nguyên vẹn.
Hầu hết các trường hợp tim đập chậm không gây ra những biến chứng nguy hiểm nào, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt hình thường. Tuy nhiên cũng có khi trường hợp bệnh nặng, tim đập quá chậm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, không đủ máu và oxy cung cấp cho cơ thể.
Lúc này bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm như ngất xỉu, co giật, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân nhịp tim chậm là gì?
Để trả lời nhịp tim chậm có nguy hiểm không, cần phải xác định được nguyên nhân cụ thể của bệnh. Nhịp tim chậm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là một trong số các lý do sau: Lão hóa (làm thay đổi cấu trúc tim, ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền tim);
Mắc một số bệnh như bệnh mạch vành, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim; Các yếu tố làm chậm xung điện của tim như suy tuyến giáp, mất cân bằng điện giải…
Để trả lời nhịp tim chậm có nguy hiểm không, cần phải xác định được nguyên nhân cụ thể của bệnh
Một số loại thuốc cũng có thể khiến nhịp tim bị chậm như thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn nhịp, thuốc digoxin (điều trị bệnh tim hoặc cao huyết áp). Ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ gây nhịp tim chậm là tuổi cao, hút thuốc lá, làm dụng chất kích thích, căng thẳng, stress kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết nhịp tim chậm sớm
Nhịp tim chậm thường rất ít triệu chứng, nhất là ở mức độ nhẹ hầu như không có dấu hiệu, cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống, lao động bình thường của người bệnh. Vì vậy bệnh thường chỉ được phát hiện tình cờ quan thăm khám các vấn đề sức khỏe khác.
Khi tình trạng nặng, dưới 45 nhịp/phút thì bệnh ảnh hưởng rõ tới các cơ quan khác do giảm rõ rệt lượng máu và oxy đi nuôi cơ thể.
Khi nhịp tim chậm khá nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu như chóng mặt, mệt mỏi, thở hụt hơi, đau ngực…
Lúc này, một số dấu hiệu sẽ xuất hiện bao gồm: Chóng mặt, khó thở (nhất là khi tập luyện hoặc gắng sức), hụt hơi, hơi thở ngắn, mệt mỏi, đau ngực, đánh trống ngực, tụt huyết áp, thiếu tập trung, hay quên.
Trong đó, bệnh nhân cần chú ý, nếu các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, đau ngực thường xuyên, thì cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
Trường hợp bệnh nặng bệnh nhân có thể bị choáng váng, quay cuồng, đột ngột kiệt sức, ngất xỉu.
Cách điều trị nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Nếu bệnh không có triệu chứng, không gây ra các vấn đề sức khỏe bất thường, không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, lao động bình thường thì thường ít nguy hiểm, không cần phải điều trị.
Bác sĩ chỉ khuyên bệnh nhân điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để cải thiện nhịp tim.
Dùng thuốc điều trị
Nhịp tim chậm cần thiết phải điều trị khi chúng do các bệnh lý nền gây nên. Mục đích của việc điều trị là kiểm soát nhịp tim, làm tăng nhịp tim để cung cấp đủ máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng lên dẫn đến ngất xỉu, động kinh hoặc tử vong.
– Nếu nhịp tim chậm do suy nút xoang cấp, có thể sử dụng các loại thuốc như Atropin, Isoproterenol.
– Nếu nhịp tim chậm do các bệnh lý nền khác gây ra (như suy giáp hoặc mất cân bằng điện giải, các bệnh tim mạch khác) thì cần chữa khỏi các bệnh lý này sau đó sẽ giải quyết được vấn đề chậm nhịp tim.
Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, có thể là điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật
– Nếu nhịp tim chậm do loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng mà không được phép ngừng thuốc, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hoặc kê sang một loại thuốc khác, bệnh cũng có thể được cải thiện.
– Nếu nguyên nhân của bệnh là tổn thương hệ dẫn truyền xung điện, bệnh nhân có thể phải cấy ghép máy tạo nhịp nhân tạo. Máy sẽ điều chỉnh lại được tần số nhịp tim và bệnh nhân có thể sống một cuộc sống năng động bình thường khi được đặt máy.
Trường hợp bệnh không đáp ứng với thuốc hoặc các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Biện pháp duy trì nhịp tim bình thường
Các bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim ngoài việc khám bệnh và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cần phải thực hiện các biện pháp sau đây tại nhà để khôi phục lại nhịp tim bình thường.
Bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn gồm nhiều trái cây, rau, củ, ngũ cốc, thịt trắng, các loại đậu, cá và các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 (cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại hạt…). Hạn chế các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…), muối, các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol (thịt đỏ, trứng, nội tạng động vật…).
Tránh hoạt động gắng sức những cần thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… Giảm bớt công việc và áp lực cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Nhịp tim chậm có nguy hiểm không
Nhịp tim chậm trước hết ảnh hưởng đến lưu lượng máu đi nuôi cơ thể chậm và kém. Điều này sẽ gây nên các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau ngực, choáng đầu, tụt huyết áp, ngất xỉu.
Nếu nhịp tim chậm do các nguyên nhân bệnh lý phức tạp, bệnh có thể dẫn đến biến chứng như co giật, ngừng tim, thậm chí tử vong. Do vây, khi nhịp tim quá thấp, bệnh nhân cần được can thiệp các biện pháp mạnh như đặt máy tạo nhịp tim hoặc phẫu thuật để bảo vệ tính mạng người bệnh.
Nếu nhịp tim quá chậm, lượng máu không đáp ứng kịp nhu cầu của cơ thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Người bị nhịp tim chậm nên ăn gì?
Bệnh nhân tim mạch nói chung và bệnh nhịp tim chậm cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều rau xanh, củ, trái cây, các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu phụ, đậu hà lan…).
Mặt khác nên ăn nhiều cá và các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh, bông cải xanh, cải bó xôi….
Bệnh nhân cũng cần ăn hoặc uống bổ sung các loại nước từ cần tây, tam thất, giảo cổ lam…
Người bị nhịp tim chậm nên bổ sung gì?
Nếu bạn đang băn khoăn nhịp tim chậm có nguy hiểm không, có lẽ bạn cũng cần quan tâm đến chế độ chăm sóc bệnh nhân.
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, nếu có điều kiện, bệnh nhân bị nhịp tim chậm cần bổ sung thêm một số loại thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều hòa nhịp tim.
Một trong những sản phẩm hữu ích hàng đầu đối với bệnh tim mạch, đó chính là tam thất.
Tam thất giúp tăng cường lưu thông máu, giãn mạch, giảm cholesterol, rất hiệu quả trong điều trị bệnh tim mạch, trong đó có bệnh tim đập chậm
Tam thất vốn là vị thuốc quý được Đông y xếp vào hàng “thượng phẩm” bởi những giá trị khó có loài thảo dược nào sánh được. Sản phẩm có tác dụng hoạt huyết, tán máu ứ, giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, an thần.
Do đó chúng giúp phòng và hỗ trợ rất nhiều căn bệnh như ung thư, mất ngủ, đau dạ dày, yếu sinh lý… Ngoài ra tam thất còn có hiệu quả đối với các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu và tim mạch…
Đối với bệnh tim mạch, tác dụng của củ tam thất quan trọng nhất là khả năng hoạt huyết, kích thích máu lưu thông trong toàn cơ thể. Ngoài ra tam thất còn có khả năng tán huyết ứ, làm dòng máu ít nhớt, ít bị đặc hơn.
Tam thất còn có khả năng làm giãn mạch, làm rộng lòng mạch giúp máu dễ dàng di chuyển.
Tất cả những phẩm chất kể trên giúp nhanh chóng đưa máu về các cơ quan, cải thiện tuần hoàn máu và giảm tình trạng ứ máu trong cơ thể. Do đó, tam thất giúp làm giảm triệu chứng di tim đập chậm như nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, giản tập trung, giảm trí nhớ…
Củ hoặc nụ hoa tam thất đều có tác dụng phục hồi và cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả
Bên cạnh đó, tam thất còn có khả năng làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, một thủ phạm chủ chốt gây bệnh hoặc làm nặng nề hơn các bệnh tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp…
Tam thất còn khả năng an thần, giúp tâm trạng hưng phấn, giảm tình trạng lo âu, áp lực, căng thẳng, chống trầm cảm, ngăn tình trạng mất ngủ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Các bệnh nhân tim mạch nói chung và bệnh tim đập chậm nói riêng đều có thể sử dụng tam thất để nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh. Mỗi ngày sử dụng 2-3 ấm trà từ bột hoặc nụ hoa tam thất, sẽ giúp ổn định nhịp tim, đồng thời phòng và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Và nếu bạn có nhu cầu sử dụng tam thất để hỗ trợ điều trị bệnh tim đập nhanh hoặc các vấn đề tim mạch khác, hãy liên hệ với Đặc Sản Xanh.
Là đơn vị cung cấp tam thất uy tín trên thị trường, chúng tôi mang đến cho bạn các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chí về độ sạch, an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá cả phù hợp nhất.
Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Tim đập nhanh là bệnh gì, triệu chứng và cách chữa triệt để?
- Bệnh cơ tim giãn là gì, chẩn đoán bệnh và cách điều trị sớm
- Những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ
Hi vọng với những thông tin mà Đặc Sản Xanh cung cấp các bạn đã tìm được câu trả lời nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Như vậy, tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ xác định liệu đó là một hiện tượng không đáng lo ngại hoặc rất đáng lo ngại cho sức khỏe.