Nhịp tim chậm 50 có nguy hiểm không?
Nhịp tim được xác định là chậm khi nhịp đập dưới 60 lần/phút. Vậy nhịp tim chậm 50 là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Nhịp tim chậm 50 là gì?
Ở người bình thường, trái tim có một bộ máy phát nhịp giúp tim phát ra nhịp đập đều đặn để tống máu đi nuôi khắp cơ thể. Mỗi phút hệ thống này thoát ra xung nhịp từ 60-100/phút.
Do vậy nhịp tim bình thường cũng giao động trong khoảng từ 60-100 phần/phút. Nhịp tim dưới 60 lần được gọi là nhịp chậm.
Như vậy, nhịp tim chậm 50 lần/phút là ở mức độ khá chậm.
Nhịp tim 50 lần/phút là ở mức độ khá chậm
Thực tế ở những vận động viên chuyên nghiệp, người thường xuyên vận động, những người có sức khỏe tốt, nhịp tim có thể chỉ 40-50 nhịp mỗi phút. Bởi vì ở những người này, trái tim rất khỏe, khả năng bơm máu tốt nên chỉ cần co bóp ít nhịp vẫn đủ vận chuyển máu đi nuôi khắp cơ thể.
Tuy nhiên, với những người bình thường khác, nhịp tim chậm từ 50 trở xuống có thể là lý do bệnh lý. Nhịp tim chậm sẽ làm giảm cung lượng tim, giảm khả năng cung cấp máu lên não và các cơ quan khác, nhất là cơ cơ quan trọng yếu, dẫn đến người bệnh giảm khả năng lao động, hoạt động bình thường, nhanh mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, khó thở, thậm chí có thể dẫn đến suy tim, đột tử.
Triệu chứng nhịp tim chậm 50
Nhịp tim chậm dưới mốc 60 một chút thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên nhịp tim chậm 50 hoặc nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/phút sẽ làm cung lượng tim giảm, lượng máu cung cung cho cơ thể, nhất là não, phổi bị ảnh hưởng rõ rệt.
Vì vậy, lúc này bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
– Mệt mỏi, chóng mặt, thường cảm thấy lâng lâng, không thực sự minh mẫn.
– Khó thở, hụt hơi, hơi thở ngắn, thường phải gắng sức để thở.
– Thường xuyên đau ngực, đánh trống ngực
– Tụt huyết áp, ngất xỉu
Nhịp tim chậm 50 có thể xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt khó thở…
Nguyên nhân nhịp tim chậm 50
Nhịp tim 50 hoặc nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/phút có thể là nguyên nhân từ nhiều bệnh lý nền khác nhau như:
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ;
- Bệnh cơ tim không do thiếu máu;
- Các bệnh tim bẩm sinh;
- Thoái hóa hệ dẫn truyền;
- Viêm cơ tim;
- Cường phế vị;
- Nhồi máu cơ tim cấp…
Rối loạn chuyển hóa như toan máu, tăng hạ kali máu, suy giáp, giảm thân nhiệt, giảm oxy máu… Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như digoxin, chẹn beta giao cảm, ngộ độc một số loại cây cỏ, thảo dược…
Tất cả đều có thể là nguyên nhân làm chậm nhịp tim.
Nếu thường xuyên có triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, đau ngực thường xuyên, người bệnh cần được thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Chậm trễ điều trị có thể gây những biến chứng khó lường do nhịp tim chậm cũng như do các bệnh lý nền gây ra.
Nhịp tim chậm 50 có thể do rất nhiều bệnh lý khác nhau gây ra
Điều trị nhịp tim chậm 50
Việc điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Nếu nhịp tim chậm nhưng không có triệu chứng bệnh nhân không cần phải điều trị, chỉ cần thay đổi lối sống, sinh hoạt và dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng đặc trưng như trên và lo lắng cho sức khỏe của mình, hãy đi khám để được xác định nguyên nhân và điều trị đúng hướng.
Nhịp tim giảm, nhất là ở độ tuổi trẻ như U30, độ tuổi đang cần nhiều máu và năng lượng để hoạt động dễ dẫn đến thiếu oxy lên não, gây choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu. Máu kém lưu thông có thể đọng lại ở buồng tim, gây suy tim sung huyết.
Cần phải đi khám để xác định nguyên nhân nhịp tim chậm, từ đó mới có phác đồ điều trị chính xác
Khi xác định triệu chứng và nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc hoặc cũng có thể phải phẫu thuật. Mục tiêu của việc điều trị là làm tăng nhịp tim để tim cung cấp đủ máu cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh.
Điều trị bệnh tim đập chậm bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
- Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp (giúp tăng nhịp tim);
- Các loại thuốc điều trị các bệnh lý đi kèm.
Nếu nhịp tim chậm do ảnh hưởng của một số loại thuốc đang dùng thì bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc kê toa sang một loại thuốc khác.
Đặt máy tạo nhịp để điều trị bệnh tim đập chậm
Trường hợp bệnh nhân bị tim đập chậm có liên quan đến, thống dẫn truyền trong tim ỏ mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định đặt máy tạo nhịp tim. Đây là thiết bị đặt dưới da có tác dụng điều chỉnh nhịp tim.
Khi đặt máy này, hầu hết bệnh nhân sẽ khôi phục sức khỏe, có cuộc sống, sinh hoạt bình thường, chỉ cần tránh các thiết bị điện hoặc khu vực có từ trường mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Trước hợp nhịp tim chậm do các bệnh lý nền nghiêm trọng bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật.
Thay đổi lối sống
Đây là phần rất quan trọng trong phác đồ điều trị nhịp tim chậm. Nếu thực hiện lối sống khoa học, điều độ, chế độ ăn lành mạnh, tập luyện hợp lý, nhịp tim có thể dần ổn định trở lại.
Cụ thể, các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:
– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Bệnh nhân cần ăn nhạt, tránh tối đa muối và các thực phẩm mặn; hạn chế đồ ăn nhanh, đồ muối chua vì chúng chứa rất nhiều muối.
– Bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo và nhiều cholesterol (như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…). Tránh tối đa các chất kích thích (như cà phê, rượu bia, thuốc lá).
Ngược lại, bệnh nhân nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại cá, thịt trắng. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega 3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí…
Củ hoặc nụ hoa tam thất đều rất có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, trong đó có bệnh tim đập chậm
– Bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm hoặc thảo dược tốt cho tim mạch như nhân sâm, đan sâm, ích mẫu, tỏi… đặc biệt là tam thất. Tam thất vừa lạ vị thuốc quý, có hiệu quả trong phòng và chữa rất nhiều loại bệnh mãn tính, trong đó có tim mạch.
– Thảo dược này kích thích lưu thông máu, bảo vệ tế bào tim mạch, ngăn ngừa các tổn thương, và giảm cholesterol hiệu quả. Sử dụng tam thất hàng ngày có thể đẩy lùi nhiều bệnh tim mạch, đồng thời cải thiện và ổn định nhịp tim hiệu quả.
– Thường xuyên tập luyện: Bệnh nhân cần tập luyện đều đặn để tăng cường cung lượng tim, tăng cường sức khỏe và khả năng cung cấp máu của tim. Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội ngắn…
– Thường xuyên thăm khám theo lịch: Đối với những người tim đập chậm do các bệnh bí nền, cần thường xuyên tái khám và thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này vừa giúp kiểm soát bệnh, vừa phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa bệnh tim đập chậm
Để phòng ngừa hiện tượng tim đập chậm, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như:
- Bỏ thuốc lá và các chất kích thích;
- Ăn nhạt, hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt đỏ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cá, ngũ cốc.
Vận động thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh tim đập chậm hữu hiệu
Ngoài ra bạn cần kiểm soát cân nặng, kiểm soát huyết áp, đường máu. Nên tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua tam thất để chăm sóc bệnh nhân tim mạch hoặc làm quà biếu, hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Xanh. Là đơn vị cung cấp tam thất uy tín trên thị trường nhiều năm qua, mọi sản phẩm của chúng tôi đều có nguồn gốc từ các tỉnh vùng núi cao Tây Bắc.
Sản phẩm đạt mọi tiêu chí quan trọng như già năm tuổi, được phơi sấy, bảo quản theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo hoàn toàn về chất lượng và an toàn. Tam thất tại Đặc Sản Xanh cũng có giá cạnh tranh bậc nhất thị trường.
Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Nhói tim là bệnh gì, có nguy hiểm tới tính mạng không?
- Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu, chế độ chăm sóc tăng tuổi thọ
- Bệnh suy tim là gì? Bệnh suy tim có nguy hiểm không?
Trên đây là tất cả thông tin về nhịp tim chậm 50. Mức độ này đã có thể gây ra các biến chứng, nhất là khi nhịp tim chậm do các bệnh lý nền.
Vì vậy, khi thấy các triệu chứng đáng ngờ, bệnh nhân nên được thăm khám để điều trị kịp thời và đúng hướng.