Những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ
Dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ có những khác biệt so với nam giới. Điều này là do sự khác biệt của cấu tạo sinh học và thể chất vốn có. Cũng bởi vậy, tỷ lệ sống sót sau cơn đau tim của phụ nữ thấp hơn ở đấng mày râu. Do đó, nhận biết được những dấu hiệu của bệnh tim sẽ giúp phụ nữ tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.
Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh tim?
Bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ, cao hơn cả ung thư vú. Đa phần nguyên nhân gây ra bệnh tim ở phụ nữ là do sự tích tụ nhiều các mảng bám trong lòng động mạch.
Điều này có thể làm xơ cứng và thu hẹp động mạch, thường gọi là xơ vữa động mạch. Một khi động mạch bị tổn thương, máu và oxy sẽ không được vận chuyển tới các cơ quan, quá trình co bóp của tim cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch.
Phụ nữ được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tim, nhất là ở trung niên. Vậy những lý do nào khiến phụ nữ dễ mắc bệnh tim?
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh
Ở giai đoạn này, lượng hormone sinh dục suy giảm đáng kể. Đây cũng là thời điểm bùng nổ một loạt các loại bệnh tật ở phụ nữ và diễn biến rất phức tạp.
Đặc biệt, estrogen – hormone vừa giúp phái nữ phát triển về hình thái và chức năng sinh lý,vừa còn giúp bảo vệ tim mạch, các tế bào thần kinh – bị suy giảm mạnh. Estrogen vốn là chất có tác dụng bảo vệ thành động mạch, ổn định quá trình vận chuyển ion trong lòng mạch, nhất là giúp tăng đưa oxy vào tế bào.
Bởi vậy, loại hormone này giúp ngăn ngừa tối đa sự xơ vữa động mạch, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ gây xơ và chít hẹp lòng mạch. Nhờ có estrogen, quá trình tụ huyết khối sẽ không được diễn ra, sự lưu thông máu sẽ diễn ra trơn tru ổn định, tăng sự khỏe mạnh cho trái tim.
Mặt khác, estrogen còn làm giảm nguy cơ tăng huyết áp do giảm sức căng cơ trơn thành mạch, giúp giãn mạch. Do đó, trong giai đoạn mãn kinh, hàm lượng estrogen suy giảm thì sẽ gia tăng các nguy cơ về bệnh lý tim mạch và có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ.
Rối loạn tuyến giáp
Tác động của hormon tuyến giáp lên tim và mạch máu ngoại biên bao gồm giảm sức cản ngoại biên và tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi, qua đó làm tăng sức co bóp thất trái và lượng máu hậu tải.
Phụ nữ thường hay bị các rối loạn tuyến giáp hơn so với đàn ông nên nguy cơ mắc bệnh tim cũng tăng lên. Một ảnh hưởng xấu tới chức năng tim mạch khi rối loạn tuyến giáp là gây tăng nhịp tim.
Chịu nhiều áp lực trong gia đình và công việc
Sự thay đổi vị trí xã hội của phái nữ trong thế giới hiện đại khiến phụ nữ bị stress nhiều hơn. Chính điều này tạo ra sự phá vỡ các cơ chế bảo vệ sức khỏe, nghiêm trọng hơn là gây ra các rối loạn tim mạch.
Hiểu một cách đơn giản, áp lực khi cùng một lúc phải đảm nhận nhiều vai trò khiến phái nữ không còn thời gian chăm lo cho sức khỏe bản thân. Cộng với việc phải lo lắng giải quyết và chu toàn nhiều công việc khiến phụ nữ bị gánh nặng về tâm lý- yếu tố then chốt cho sự phát triển của bệnh lý tim mạch.
Nhịp tim và huyết áp tăng cao trong trạng thái stress khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Mặt khác, nếu thường xuyên bị tác động của các yếu tố stress, họ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh huyết áp cao.
Áp lực trong công việc, gia đình khiến phụ nữ dễ bị mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra stress có ảnh hưởng lên thành phần hóa học của máu, làm tăng hàm lượng cholesterol thúc đẩy phát triển xơ vữa động mạch. Khi đó các động mạch vành tim bị hẹp lại, sự cung cấp máu cho cơ tim bị hạn chế, phát triển bệnh thiếu máu cơ tim và xuất hiện các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ.
Khả năng chịu tổn thương của tim mạch kém hơn đàn ông
Hệ thống tim mạch ở phụ nữ dễ bị tổn thương hơn khi có tác động của các tác nhân độc hại. Nếu phụ nữ uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích, nguy cơ bị tim mạch cũng cao hơn nam giới rất nhiều.
Các nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ hút 10 điếu thuốc là sẽ có ảnh hưởng tới cơ thể tương đương với đàn ông hút 15 điếu.
Tuổi thọ cao
Tuổi thọ tỉ lệ thuận với các bệnh lý tim mạch mà tuổi thọ ở phụ nữ lại cao hơn tuổi thọ ở nam giới. Nhiều nghiên cứu ở các nước đang phát triển chỉ ra tỷ lệ người bị bệnh tim mạch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới, mà lý do chủ yếu là do tuổi thọ ở họ cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở nữ giới
Chính từ những nguyên nhân kể trên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở nữ giới như sau:
Phụ nữ từ 55 tuổi đến 64 tuổi, khi đã trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Không chỉ là những cơn bốc hỏa, đau đầu liên tục, khi bước vào giai đoạn này, chị em còn mắc hàng loạt các chứng bệnh khác, nhất là các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Điển hình nhất trong số các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ là khó thở, hồi hộp. Vấn đề này đã được lý giải ở trên do lượng estrogen giảm dẫn tới những tác động xấu tới thành mạch và tim. Khi đó, quá trình lưu thông máu bị gián đoạn khiến các cơ quan không nhận đủ lượng máu và oxy gây ra tình trạng khó thở.
Đây cũng là lý do mà phụ nữ thường có nguy cơ cao bị huyết áp cao và mắc bệnh mạch vành khi có tuổi.
Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao
Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hormone thay thế không thể giúp được phụ nữ ở tuổi mãn kinh phòng ngừa được sự phát triển của xơ vữa động mạch. Bởi vậy, rất khó để phòng tránh được bệnh tim mạch ở phụ nữ khi mãn kinh nếu không có chế độ sinh hoạt và tập luyện thích hợp.
Huyết áp cao
Huyết áp có thể hiểu một cách đơn giản là áp lực của tim mỗi khi thực hiện co bóp đưa máu qua các mạch máu đến hệ cơ quan và mô. Khi áp lực này tăng lên tức huyết áp quá cao (một tình trạng gọi là tăng huyết áp), thành mạch có thể bị tổn thương tạo điều kiện cho các mảng bám hình thành.
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch ở phụ nữ và đây cũng là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ. Các con số thống kê đã chỉ ra rằng cứ 5 phụ nữ bị suy tim thì có đến 3 trường hợp bị mắc bệnh cao huyết áp.
Thêm vào đó, bệnh mạch vành chính là nguyên nhân số 1 đe dọa tới tính mạng của phụ nữ mỗi năm.
Mức triglyceride và cholesterol bất thường
Triglyceride là dạng chất béo phổ biến nhất trong cơ thể. Nó đóng vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của hệ cơ quan. Cholesterol là thành phần xây dựng nên các tế bào và hormone, gồm 2 loại cholesterol: tốt và xấu. Cholesterol tốt (HDL, hay Lipoprotein tỷ trọng cao) giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch ở nữ bằng cách thu thập cholesterol xấu trong máu và đưa đến gan để phá hủy.
Ngược lại, Cholesterol xấu (chủ yếu là LDL, hay Lipoprotein tỷ trọng thấp) làm kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể, gây ra tình trạng viêm. Chính điều này dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch khiến cho động mạch bị ảnh hưởng, nặng hơn là gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.
Hormone estrogen giảm dần khiến cholesterol xấu gia tăng là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mắc bệnh tim hơn. Vẫn liên quan tới thời kỳ tiền mãn kinh, hormone estrogen giảm dần khiến cholesterol xấu gia tăng. Bởi vậy nguy cơ bệnh tim và đột quỵ cũng cao hơn.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa cholesterol cao là vấn đề của riêng phụ nữ lớn tuổi. Chứng cholesterol cao ở phụ nữ còn đến từ các nguyên nhân như lối sống không lành mạnh, đang mắc bệnh gan, thận, tuyến giáp hoạt động kém hoặc do di truyền cholesterol cao từ gia đình.
Chính vì vậy việc thăm khám sức khỏe định kỳ và tạo thói quen kiểm tra cholesterol ngay từ 20 tuổi để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ để điều trị kịp thời.
Tăng huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp thai kỳ (PIH) xảy ra ở khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và em bé.
Nguy hại hơn, mẹ bầu bị huyết áp cao sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp về sau này.
Tiền sản giật
Đây là vấn đề có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Tiền sản giật là một biến chứng trong thai kỳ, là hệ quả của chứng huyết áp cao và gây tổn thương tới nhiều cơ quan trong cơ thể.
Hiện tượng này có thể xảy ra sớm ở tuần thứ 20 hoặc muộn hơn ở tuần thứ 34 trở đi. Nhiều trường hợp bị tiền sản giật sau khi lâm bồn, thường là sau sinh 2 ngày.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị, tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ trong tương lai. Nguy cơ sẽ càng lớn hơn nếu bạn bị vấn đề này nhiều lần hoặc sinh con thiếu tháng.
Tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật ảnh hưởng xấu đến tim mạch và là nguyên nhân nhiều chị mắc bệnh tim. Bởi vậy trong suốt thời kỳ mang bầu và sau sinh, phụ nữ nên duy trì cân nặng lý tưởng, chế độ ăn nhiều rau xanh trái cây, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất kích thích.
Tiểu đường
Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch của phụ nữ, nhất là những người bị tiểu đường thai kỳ. Khi lượng đường trong máu cao vượt quá kiểm soát có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim mạch.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tiểu đường là do lối sống không lành mạnh, thiếu vận động, thừa cân… Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị bệnh tim về sau nếu bị mắc tiểu đường mà không được phát hiện và can thiệp sớm.
Phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố
Hầu hết các phương pháp ngừa thai đều tác động trực tiếp tới nội tiết tố, bao gồm thuốc tránh thai, miếng dán và vòng âm đạo. Theo thống kê, những phụ nữ sử dụng các phương pháp tránh thai loại này có tỷ lệ xảy ra đột quỵ cao hơn đôi chút so với những người còn lại.
Tỷ lệ này sẽ cao hơn đáng kể đối với phụ nữ 35 tuổi trở lên, kèm theo một yếu tố nguy cơ bổ sung, như hút thuốc, huyết áp cao…
Đặc biệt, với những phụ nữ có hội chứng rối loạn nhịp tim nếu sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin mà không dùng đồng thời thuốc chẹn beta có nguy cơ có các biến cố tim mạch (theo 1 nghiên cứu mới được báo cáo trên tạp chí Heart Rhythm).
Bởi vậy, khi sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào, bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
Dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ, dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ là gì?
Không phải lúc nào các dấu hiệu đau tim ở phụ nữ cũng giống với nam giới. Tuy nhiên, các dấu hiệu này lại không rõ ràng và thường để lại nhiều ảnh hưởng nguy hiểm hơn ở phái mạnh, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Bởi vậy, nắm được những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ là chìa khóa để phòng ngừa tối đa những biến chứng xấu nhất
Đau ngực là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất
Cũng giống như những bệnh nhân tim mạch khác, đau ngực là dấu hiệu dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ điển hình. Mặc dù vậy không phải lúc nào các cơn đau ngực của họ cũng giống với nam giới. Cơn đau sẽ xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong lồng ngực chứ không phải chỉ mỗi bên trái.
Cảm giác có thể khiến bạn cảm thấy như đầy hoặc căng tức xung quanh vùng ngực. Do đó, dù không cơn đau bên trái, bạn cũng đừng nên nghĩ không phải bệnh tim và đi khám sớm nhất có thể.
Đau ngực là triệu chứng điển hình của người mắc bệnh tim
Đặc biệt các cơn đau tim ở phụ nữ không diễn ra đột ngột mà thường diễn ra các triệu chứng vài tuần trước đó. Một nghiên cứu đã chỉ ra có tới 80% phụ nữ trải qua cảm giác đau tức ngực trong vòng trước ít nhất 4 tuần.
Đau ở các bộ phận khác như lưng, cổ, cánh tay hoặc hàm
Không phải chỉ phụ nữ mới thấy dấu hiệu này, tuy nhiên đây là dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ phổ biến hơn. Chúng có thể gây nhầm lẫn cho nhiều chị em khi cơn đau tập trung ở lưng, cánh tay, cổ hoặc hàm chứ không phải là ở ngực và tay trái như thông thường.
Ở nhiều phụ nữ còn không có cảm giác đau ngực mà chỉ đau ở các bộ phận này. Cơn đau có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột thậm chí dữ dội đến mức khiến người bệnh không thể làm việc được bình thường.
Đau bụng
Đau hoặc tức bụng cũng có thể là dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ. Đặc biệt hơn, nếu cơn đau ngày càng trở nặng và không khỏi, kèm theo hiện tượng choáng váng, đau ở cánh tay, hàm hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Ở nhiều trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng gần giống bệnh dạ dày như: ợ nóng, cúm hoặc loét dạ dày,…. Đôi khi, cơn đau không xảy ra mà chị em sẽ cảm thấy áp lực bụng tăng khiến đau bụng dữ dội, thậm chí khó thở hơn bình thường.
Khó thở, buồn nôn hoặc chóng mặt
Khó thở là dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ nhưng cũng là triệu chứng điển hình nhất và thường gặp ở hầu hết các đối tượng khi mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Bởi vậy, nếu bạn khó thở mà không có lý do rõ ràng thì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
Ngoài ra cùng với những dấu hiệu của hệ tiêu hóa kém, phụ nữ bị bệnh tim thường có cảm giác như bị thiếu oxy nên nhịp thở không đều, đầu óc quay cuồng, buồn nôn.
Đổ mồ hôi
Bỗng nhiên đổ mồ hôi quá mức mà không có lý do cụ thể là điều nguy hiểm cảnh báo sự bất thường của cơ thể. Trong một nghiên cứu từ Đại học Illinois tại Chicago (Mỹ), đổ mồ hôi đột ngột, đồng thời khó chịu ở ngực, cánh tay, cổ hoặc hàm có thể báo hiệu một cơn đau tim đang đến.
Triệu chứng đổ mồ hôi lạnh và bồn chồn diễn ra phổ biến ở phụ nữ đang bị đau tim. Hiện tượng này là do tâm lý quá căng thẳng và khác với đổ mồ hôi khi tập thể dục hoặc do trời nóng.
Do đó, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức nếu bình thường bạn không hay gặp phải tình trạng nóng đột ngột hay xung nhiệt.
Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ, nhất là suy tim. Khi bị suy tim, quá trình lưu thông máu qua tim không được diễn ra bình thường.
Do vậy, các hoạt động của các tế bào trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, khiến sức đề kháng giảm sút và sự mệt mỏi tăng lên. Nhiều phụ nữ bị đau tim cảm thấy vô cùng mệt mỏi, ngay cả khi họ đã ngồi yên một lúc hoặc không di chuyển nhiều.
Một khi sự suy nhược cơ thể diễn ra thường xuyên hơn kèm theo cảm giác đau ngực, buồn nôn, nhất là khi vận động nhiều, điều này chứng tỏ tim bạn đang có vấn đề, cần phải được điều trị sớm tránh những nguy hại tới tính mạng.
Rối loạn giấc ngủ
Khó ngủ và thức giấc bất thường có thể là những vấn đề trước cơn đau tim. Một nghiên cứu đã chỉ ra có tới gần một nửa số phụ nữ cho biết họ đều gặp vấn đề về giấc ngủ trong những tuần trước khi họ bị đau tim.
Những bất thường về giấc ngủ này thường có biểu hiện như: trằn trọc khó ngủ, thức giấc bất thường và liên tục suốt đêm, thậm chí cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã ngủ đủ giấc. Do vậy, đây là dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ cần phải lưu tâm.
Chân yếu hoặc lạnh
Tình trạng yếu hoặc lạnh ở chân tay có thể xảy ra khi các mạch máu ở những khu vực đó bị thu hẹp. Chính bởi sự co hẹp đó khiến máu không được cung cấp đủ tới các cơ quan, nhất là ở phần đầu ngón tay, chân nên người bệnh thường cảm thấy bị lạnh ở những bộ phận này.
Bốc hỏa
Mặc dù bốc hỏa thường đến với những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những phụ nữ thường xuyên bị bốc hỏa có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao gấp đôi những phụ nữ khác.
Sưng phù ở bàn chân và cẳng chân
Hiện tượng phù nề là dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ. Chính sự hoạt động kém hiệu quả của tim dẫn tới sự ứ đọng dịch ở các cơ quan và các mô dẫn tới hiện tượng tích nước, gây phù.
Người bệnh có thể cảm thấy căng mặt, nặng mí mắt sau khi ngủ dậy hoặc cảm giác chật khi đi dép ở một lúc nào đó trong ngày, thậm chí phù ở cẳng chân. Bởi vậy, nếu chị em bỗng nhiên bị sưng phù chân không rõ lý do cần đi khám càng sớm càng tốt.
Tim hoạt động kém hiệu quả gây ứ đọng nước và dịch dẫn đến phù chân
Mọc u mỡ trên da
U mỡ thường không gây đau đớn, lành tính nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh tim ở phụ nữ mà chị em không để ý.
Khi thấy những mảng màu hơi vàng, gần như sáp xuất hiện trên da thì đó có thể là cặn cholesterol do tình trạng mỡ máu của bạn đang ở mức báo động. Và mức mỡ cao luôn đi đôi với bệnh tim bởi sự tích tụ cholesterol quá mức sẽ gây hẹp thành mạch, hạn chế quá trình máu lưu thông tới các cơ quan và trở về tim, làm suy giảm chức năng tim
Dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ mang thai
Khác với phụ nữ mang thai bị tim bẩm sinh, những thay đổi về tim và mạch máu của phụ nữ trong giai đoạn mang nặng có thể gây nên các vấn đề về tim mạch. Bệnh tim mạch trong thai kỳ nếu không được phát hiện và theo dõi có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh tim ở thai phụ cần được chú ý:
- Ho ra máu và ho nhiều vào ban đêm
- Cảm giác đau tức ngực, khó chịu trong ngực như bị đè nén
- Thở dốc và ngất khi gắng sức do tim bị chèn ép, thay đổi trục.
- Xuất hiện tình trạng khó thở, đặc biệt khi nằm. Hiện tượng này bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ và nặng dần lên theo tuổi thai.
- Đau ở bắp chân, chân bị viêm tắc sưng to
- Cảm giác đau tăng lên khi sờ vào tĩnh mạch đùi, đây là dấu hiệu cảnh báo viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
Phụ nữ bị bệnh tim nên uống gì?
Với tất cả những bệnh nhân tim mạch, cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, ít chất béo, ăn nhiều các loại hạt và thực phẩm giàu omega- 3. Dinh dưỡng khoa học không chữa được bệnh tim nhưng sẽ hỗ trợ tối đa để người bệnh kiểm soát và hạn chế những biến chứng.
Với phụ nữ, ngoài ăn uống, chị em nên cân bằng lại cuộc sống, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên ôm đồm quá nhiều công việc. Điều này sẽ dẫn đến stress khiến tim phải làm việc nhiều hơn và làm trầm trọng hơn các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ.
Tam thất là thảo dược hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tim mạch, góp phần hồi phục sức khỏe trái tim và mạch máu
Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh tim nên sử dụng một số sản phẩm thảo dược, như tam thất để bồi bổ cho cơ thể, tăng khí huyết và hỗ trợ lấy lại sự cân bằng chức năng của trái tim.
Các nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng tam thất giúp làm sạch mạch máu và làm tăng khả năng lưu thông máu. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa trong tam thất có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, làm vững thành mạch cũng như giảm tổn thương có mạch máu và tế bào tim.
Chất noto ginsenosid trong tam thất còn có khả năng giúp giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Thêm vào đó, dược tính trong tam thất cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế tối đa các tổn thương ở vỏ não do tình trạng thiếu máu gây ra.
Với tất cả những tác dụng kể trên, tam thất là loại thảo dược quý được khuyên nên dùng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tim mạch.
Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng tam thất để hỗ trợ điều trị bệnh tim to hoặc các bệnh tim mạch khác hãy liên hệ với Đặc Sản Xanh. Là đơn vị chuyên cung cấp tam thất uy tín trên thị trường cả nước, chúng tôi mang đến cho khách hàng các sản phẩm tam thất bắc, tam thất hoang đảm bảo chất lượng, an toàn và giá cả phù hợp nhất.
Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Bệnh tim to là gì? Dấu hiệu và cách điều trị sớm được khuyên dùng
- Những dấu hiệu bệnh tim ở nam giới
- Những dấu hiệu của bệnh tim không nên bỏ qua
Lưu ý:
– Nội dung của bài viết có tính chất tham khảo. Để điều trị bệnh tim hiệu quả và sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không sử dụng tam thất cho phụ nữ có thai
Trên là những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ cũng như các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tim ở nhóm đối tượng này. Không phải tất cả các dấu hiệu đó đều giống nhau ở mọi phụ nữ. Đặc Sản Xanh khuyên các bạn nên tìm hiểu kỹ và lắng nghe những bất ổn của cơ thể để phát hiện bệnh sớm nhất.