Điều gì khiến củ tam thất tươi khiến nhiều người tìm kiếm?
Củ tam thất là bộ phận có giá trị cao nhất của cây tam thất. Củ tam thất tươi là 1 trong là 3 loại cực tốt cho sức khỏe. Mỗi loại vừa có những giá trị tương đồng lại vừa khác biệt, nhưng tất cả đều là những vị thuốc quý và được thị trường vô cùng ưa chuộng.
Phân loại củ tam thất tươi
Tam thất có 3 loài khác nhau, đó là tam thất bắc, tam thất hoang và tam thất nam.
Củ tam thất bắc
Củ tam thất bắc là bộ phận của cây tam thất bắc, một loài thảo dược thuộc họ nhân sâm. Loài này có mặt ở nhiều nước châu Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu…
Đây là loài cây lâu năm. Sau 3 năm kể từ khi trồng mới bắt đầu có củ. Và đến năm thứ 7 củ mới cho chất lượng cao nhất.
Trong củ tam thất có thành phần rất quan trọng, đó là các saponin. Một hoạt chất có rất nhiều tác dụng hết sức kỳ diệu cho sức khỏe như hoạt huyết, giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa hoặc giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch.
Củ ở năm thứ 3, lượng saponin vẫn còn rất thấp. Đến năm thứ 7 hàm lượng này mới đạt mức tối đa, khoảng 12%. Ngoài ra củ còn chứa một hàm lượng lớn các dược chất giúp chống oxy hóa, cầm máu, bổ máu… và cá vitamin, khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.
Củ tam thất bắc tươi
Củ tam thất có hình con quay hoặc hình trụ. Có hai loại là củ khô và củ tươi. Củ tam thất tươi có nhiều rễ lớn và rễ con, mọc thành chùm rậm rạp. Vỏ có màu xám hoặc xám đen.
Củ tam thất bắc khô được cắt hết rễ. Đầu củ có nhiều mấu sần sùi. Độ dài khoảng 3cm-4m, đường kính khoảng 1,5-2cm. Vỏ có màu xám hoặc xanh đen. Sau khi phơi sấy thì bên ngoài vỏ có một lớp biểu bì thường có màu hơi đỏ cam.
Khi cạo lớp vỏ này đi thì lộ lớp vỏ bên trong có màu đen dạng titan. Ruột bên trong đặc, màu vàng xỉn, xám xanh hoặc xám đen. Củ càng già càng cho nhiều sắc tố đen hơn. Vị củ tam thất bắc hơi đắng và hậu vị hơi ngọt, mùi thơm nhẹ.
Củ tam thất bắc khô
Củ tam thất hoang
Củ tam thất hoang hay còn gọi là tam thất rừng. Đây cũng là loài tam thất thuộc họ nhân sâm và sâm Ngọc Linh. Tại Việt Nam, chúng sống ở dưới các cánh rừng ở miền núi Tây Bắc, nơi có độ cao từ 1300-2400m.
Về đặc điểm cấu tạo thân, hoa, lá, quả, cây tam thất hoang và tam thất bắc rất giống nhau. Đây cũng là loài cây lâu năm, càng lâu năm thì chất lượng củ càng tốt.
Điểm khác biệt là củ tam thất hoang dài ngoằn nghèo chứ không mọc thẳng và có rất nhiều mắt. Mỗi năm cây mẹ rụi đi, để lại trên thân củ một vết sẹo lõm, được gọi là các mắt. Củ càng nhiều mắt chứng tỏ càng lâu năm.
Củ tam thất hoang tươi
Về thành phần dược chất, cây tam thất hoang rất giống với tam thất bắc nhưng củ lại khác xa củ tam thất bắc. Tuy nhiên, do sống trong tự nhiên, vì vậy hàm lược của chúng được đánh giá là cao nhất trong các loài tam thất.
Củ tam thất rừng cũng có hai loại củ tam thất tươi và củ khô. Củ tam thất hoang tươi có vỏ màu vàng hoặc xám đen. Củ càng già thì càng có màu đen nhiều hơn.
Ruột củ có nhiều màu khác như như ruột vàng, ruột trắng, ruột màu xám ghi hoặc tím khoai môn, đỏ tía, hoặc xanh. Tuy nhiêu màu ruột không quyết định nhiều đến chất lượng của củ tam thất rừng.
Củ tam thất hoang khô teo lại khá nhiều. Vỏ có màu xám đen với nhiều rãnh nhăn nhỏ chạy dọc thân củ.
Củ tam thất hoang khô
Củ tam thất nam
Củ tam thất nam hay còn gọi là củ tam thất gừng. Chúng không thuộc họ nhân sâm mà thuộc họ gừng. Vì vậy đặc điểm sinh trưởng cũng cũng vẻ ngoài cũng tương tự như những cây họ gừng.
Loài này phân bố ở nhiều tỉnh Tây Bắc, Tây nguyên. Ngoài ra còn mọc rải rác ở nhiều tỉnh Bắc Trung bộ và Bắc bộ khác. Loài này có khả năng đẻ nhánh rất mạnh. Từ một củ mẹ trồng xuống, chúng có thể đẻ ra hàng chục nhánh mới. Vì vậy chúng thường mọc thành khóm lớn tương tự như khóm nghệ.
Mỗi khóm có rất nhiều củ. Củ mọc thành chùm lớn, bao gồm một vài củ cái và rất nhiều củ con xung quanh.
Củ cái có kích thường bằng những củ khoai sọ nhỏ và củ con nhỏ như hòn bi hoặc như hình trứng chim. Củ tam thất nam tròn còn củ tam thất bắc nhiều mấu hơn.
Củ tam thất nam tươi
Củ tam thất nam cũng có hai dạng củ khô và củ tam thất tươi. Củ tam thất nam tươi có màu trắng. Củ nhỏ và non có vị ngọt.
Củ to và già có vị cay và đắng tương tự củ gừng. Thường người ta sẽ lấy củ to, già để phơi khô làm thuốc.
Củ non, nhỏ và tươi được nướng hoặc hầm với các loại thức ăn bổ dưỡng khác để ăn. Củ tam thất nam khô có màu trắng xám, ruột bên trong màu trắng tương tự như khoai.
Củ tam thất nam khô
Về giá trị, củ tam thất nam có các thành phần dược chất tương đồng với hai loài tam thất trên, tuy nhiên hàm lượng của chúng thấp hơn nhiều.
Vì vậy giá của loại này cũng thấp nhất trong ba loài tam thất. Chúng còn được mệnh danh là loài sâm quý cho người nghèo.
Cách trồng củ tam thất tươi
Trong 3 loài tam thất kể trên, chỉ có củ tam thất bắc là loại vừa có giá trị dược tính cao (so với tam thất nam), lại vừa dễ trồng thành công hơn (so với tam thất hoang).
Vì vậy đây là loài được quan tâm đến cách trồng hơn cả. Giống củ tam thất tươi có thể được mua cây giống từ vườn ươm, hoặc tự mua hạt về ươm. Ngoài ra còn có một cách trồng dễ thành công hơn, đó là trồng từ củ giống.
Trồng bằng củ là cách trồng cho tỷ lệ thành công rất cao, bởi việc vận chuyển dễ dàng, dễ bảo quản vì vậy cho tỷ lệ sống cao.
Củ giống nên được chọn từ những củ nhỏ vừa và đều nhau. Củ có nhiều rễ và có mầm mọc từ 2-4cm là tốt nhất.
Để đạt tỷ lệ sống cao nhất, bạn không nên trồng trực tiếp, mà nên ươm giống trước. Khi cây phát triển cứng cáp từ 6 tháng – 1 năm tuổi thì có thể bứng đi trồng.
Cách trồng củ tam thất đơn giản nhất là chọn giống củ tam thất bắc nhỏ vừa
Cách làm vườn ươm
Đất làm vườn ươm phải là đất sạch, được dọn kỹ cỏ dại, phun thuốc diệt trừ nấm, cỏ. Đất cần phải được cày thật kỹ, đập nhuyễn để thật tơi xốp. Đất cần được đánh luống cao và có độ dốc nhất định để tránh bị úng, thối rễ.
Sau khi làm kỹ đất, cần bón lót cho đất bằng phân chuồng hoai mục và cho đất nghỉ 20 ngày trước khi tiến hành ươm. Thời gian ươm nên tiến hành vào tháng 8-9 hàng năm thì mùa xuân năm sau có thể có cây giống để trồng.
Cách ươm giống
Cho từng củ tam thất tươi giống xuống đất, lấp đất cao hơn mặt củ từ 2-3cm. Phủ rơm rạ, vỏ dừa hoặc lá cây khô lên để tạo lớp mùn giữ ẩm. Cuối cùng tươi nước cho cây.
Thời gian tiếp theo, cần tưới phun sương cho cây mỗi ngày hoặc bất kỳ khi nào thấy đất bị khô. Tuy nhiên chú ý không được tươi ướt đẫm, không để đất thường xuyên bị ướt át vì có thể gây thối rễ.
Lá củ tam thất mới nhú
Chỉ cần giữ cho đất ẩm vừa phải là được. Sau khoảng 6 tháng, khi cây ra lá, phát triển tương đối cứng cáp là có thể đem ra trồng.
Thời điểm trồng
Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng củ tam thất bắc. Khi những cơn mưa phùn đổ về, trời lạnh nhưng không quá giá rẻ, điều kiện độ ẩm và nhiệt độ lúc này được đánh giá là thích hợp nhất để tiến hành trồng cây.
Kỹ thuật làm đất trồng
Tương tự như đất làm vườn ươm, đất trồng cũng cần phải đảm bảo là đất sạch, không còn bóng dáng của các tàn dư thực vật. Đất nên được phun diệt trừ mầm mống cỏ dại, và các mầm bệnh gây hại.
Đất sau đó cần được cày xới thật kỹ và đập nhuyễn để thật tơi xốp. Đất làm xong đánh luống. Mỗi luống rộng khoảng 1,5m.
Luống cần phải cao từ 30-50cm để đảo bảo khả năng thoát nước, cũng như dễ chăm sóc củ tam thất bắc về sau. Khoảng cách giữa các luống khoảng 50cm. Tiếp tục đào lỗ trồng với mật độ 20x20cm, lỗ sâu 15cm.
Kỹ thuật trồng củ tam thất chuẩn là lên luống và che nắng
Thực hiện xong các bước như trên, cho đất nghỉ 15-20 ngày để diệt sạch mầm bệnh trước khi tiến hành trồng. Trước khi trồng, cho phân chuồng hoai mục và phân NPK vào từng lỗ, sau đó tiến hành trồng cây.
Làm giàn che
Củ tam thất bắc không ưa ánh sáng, nhất là không được để ánh mặt trời chiếu trực tiếp, nên phải tiến hành làm giàn che. Lưới giàn che phải đảm bảo độ che phủ ánh sáng 70%.
Giàn che cần làm chắc chắn nhưng không quá thấp. Chôn cọc trên các luống và 4 xung quanh rồi căng lưới. Độ cao của cọc từ 1,8-2m là hợp lý.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Đất sau khi chuẩn bị kỹ càng, bạn chỉ cần bứng cây vào trồng, lấp đất lại và phủ rơm rạ, lá cây khô để tạo lớp mùn giữ ẩm. Cuối cùng, tưới nước cho cây. Trong quá trình chăm sóc cây, điều quan trọng là cần phải chú ý độ ẩm.
Củ tam thất bắc là loài ưa ẩm nên không được để đất bị khô. Tuy nhiên cũng không được tưới quá nhiều, tưới ướt đẫm, cây dễ bị úng, thối rễ. Giữ độ ẩm thích hợp là tốt nhất.
Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên làm cỏ để ngăn ngừa sâu bệnh.
Thường xuyên kiểm tra nếu cây có dấu hiệu bị sâu bệnh tấn công cần phải được xử lý ngay. Chú ý tìm và bắt sâu bằng tay từ sớm để hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học.
Trong 2 năm đầu, cây tập trung nuôi thân, lá nên cần phải bón thúc 2-3 lần bằng các loại phân vi sinh, phân bón lá. Ngoài ra cần phải bón phân chuồng hoai mục ít nhất mỗi năm một lần.
Chăm sóc cây tam thất bắc rất kỳ công
Từ năm thứ 3, cây bắt đầu nở hoa rộ và củ bắt đầu phát triển. Vì vậy nên tăng bón phân hữu cơ và phân vi sinh để hoa và củ có điều kiện phát triển tốt và cho năng suất cao nhất.
Cách xay củ tam thất bắc
Củ tam thất có thể được xay tươi hoặc xay khô.
Đối với củ tươi, bạn làm như sau: Rửa thật sạch củ và để ráo, sau đó thái lát mỏng. Tiếp đó bạn cho vào máy xay sinh tố cùng với một lượng nước phù hợp. Bật máy và xay nhuyễn hỗn hợp.
Sau khi xay, bạn sử dụng dụng cụ để lọc phần nước với bã. Phần nước bạn có thể sử dụng để uống ngay hoặc cho vào khay đá nhỏ, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại rồi để trong tủ đông và dùng dần.
Phần bã, bạn đem phơi khô là có thể sử dụng như bột tam thất bình thường
Hạn chế của phương pháp này là phần bột đã bị mất đi một lượng dưỡng chất khá lớn. Vì vậy khi sử dụng bạn có thể kết hợp với phần nước đã được đông đá để có kết quả tốt nhất.
Cách nghiền bột củ tam thất bắc khô
Tất cả các củ tam thất khô đều rất cứng. Vì vậy để xay thành bột thì không thể sử dụng máy xay sinh tố, mà phải dùng đến máy chuyên dụng. Để xay bột, trước hết bạn cần rửa thật sạch, sau đó để ráo hoặc dùng khăn lau khô.
Sau đó, bạn dùng dao chặt thành các khúc nhỏ. Sau đó, bạn mang đến các tiệm có máy nghiền bột để xay.
Ngoài ra bạn có thể tự mua máy xay bột tam thất và thảo dược chuyên dụng để xay. Hoặc bạn dùng máy làm sữa hạt để xay cũng được. Loài này có lưỡi dao cứng và rất khỏe nên hoàn toàn có thể xay củ tam thất thành bột mịn.
Thị trường có nhiều loại máy xay bột tam thất và các loại dược liệu chuyên dụng
Cách chọn củ tam thất tốt
Đối với củ tam thất bắc
Củ tam thất bắc có hình trụ hoặc hình con quay. Củ càng to càng tốt. Nên chọn củ có nhiều mấu, sần sùi, vỏ có màu xám đen hoặc càng có nhiều màu đen càng tốt, vì như vậy chứng tỏ củ càng già, chất lượng tốt.
Củ khi cầm phải có cảm giác thật chắc, nặng, cứng đanh. Thịt củ cứng đến mức không thể dùng tay bẻ, cũng không thể cắn vỡ. Khi cùng vật nặng đập, vỏ và lõi sẽ tách nhau ra.
Củ tam thất thật và đạt độ già nhất định không thể thái một cách bình thường mà phải chặt. Mặt cắt ngang phẳng, mịn, có màu nâu xỉn, màu xám đen, xanh đen hoặc màu đen titan.
Loại củ có thể dễ dàng bẻ, cắn hay thái, mặt cắt có vết nứt hoặc cảm giác xốp là loại củ non, kém chất lượng.
Củ tam thất bắc cần có độ chắc, nặng tay, cứng đanh, mặt cắt ngang nhẵn và nhiều sắc tố đen
Cách chọn củ tam thất rừng
Củ tam thất rừng nên chọn củ càng dài, càng nhiều mắt và càng to thì càng chứng tỏ lâu năm, chất lượng càng tốt. Tuy nhiên không chọn những củ có dáng tròn, mập mạp như nắm tay, vì có thể làm tam thất rừng được trồng và bón thuốc tăng trọng.
Củ tam thất rừng càng dài, củ càng to càng tốt
Cách chọn củ tam thất nam
Loại này bạn nên chọn những củ cái to, vỏ cứng, nhẵn mịn, không có các vết lồi lõm. Vì đây là những củ già, hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và không bị sâu thối.
Loại này ăn có vị cay và đắng. Những củ con ít đắng, thậm chí có vị ngọt, nhưng chỉ những củ to, già mới chứa các thành phần dược chất cao nhất.
Loại củ này thường được thu hoạch hàng năm, nhưng nên tìm mua loại từ 3 năm tuổi trở lên. Lúc này hàm lượng saponin và các dược chất khác mới đạt tối đa.
Nên chọn củ tam thất nam từ 3 năm tuổi trở lên, vỏ cứng, nhẵn mịn.
Cách làm sạch củ tam thất bắc
Củ tam thất vốn có rất nhiều những khe, kẽ nhỏ. Để làm sạch, cách tốt nhất là bạn sử dụng vòi xịt rửa xe, loại vòi có tốc độ bắn nước cực mạnh, xịt vào các kẽ này. Mọi đất cát bụi bẩn sẽ nhanh chóng bị trôi đi.
Nếu không có dụng cụ này, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng để chà vào các kẽ. Cách này cũng giúp làm sạch tối đa.
Tuy nhiên, lưu ý bạn rằng khi rửa củ tam thất bạn phải rửa thật nhanh, không để nước thấm vào ruột củ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
Cách xử lý củ tam thất bị mốc
Xử lý củ tam thất bị mốc trước hết là bạn cắt hoặc cạo sạch phần bị mốc. Tiếp đó, đem ra rửa sạch. Chú ý rửa nhanh để nước không kịp thấm vào phần ruột bên trong. Việc tiếp theo là bạn đem ra sấy khô ở 50-60 oC.
Nếu không có máy sấy thích hợp, bạn có thể sấy bằng máy sấy tóc. Khi trời nắng to, đem ra nắng phơi thật khô. Sau cùng cho vào lọ khô, đậy kín để sử dụng dần.
Lưu ý, cách này chỉ áp dụng đối với củ chỉ mới mốc ở phần bên ngoài. Nếu củ bị mốc quá nặng, chân mốc ăn sâu vào ruột củ thì tốt nhất nên bỏ đi để đảm bảo sức khỏe.
Tác dụng củ tam thất bắc ngâm rượu
Ngâm rượu là một trong những cách sử dụng tam thất phổ biến và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Bản thân rượu là một chất có nhiều tác dụng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm giãn mạch và lưu thông máu huyết, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm cholesterol, chống oxy hóa, cải thiện sinh lý. Khi tam thất kết hợp với rượu, các hoạt chất quý trong loại củ này được phát huy tối đa.
Rượu tam thất giúp hoạt huyết, thúc đẩy khí huyết lưu thông trên toàn cơ thể. Chúng còn giúp nhuận tràng, ăn ngon, tiêu hóa tốt, cải thiện hoặc điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày, tá tràng.
Rượu tam thất còn cải thiện các vấn đề thần kinh như đau đầu, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, chống căng thẳng, stress, khắc phục hoàn toàn bệnh khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, khó ngủ.
Ngoài ra, rượu tam thất còn giúp tăng cường sinh lý nam và nữ. Đối với nam giới, chúng hỗ trợ điều trị các vấn đề như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương, tình trùng yếu, hiếm muộn…
Rượu ngâm củ tam thất bắc tươigiúp lưu thông khí huyết, cải thiện vấn đề tiêu hóa, thần kinh và yếu sinh lý
Cách chọn củ tam thất tươi
Củ tam thất bắc tươi có vỏ sần sùi và nhiều rễ. Củ thường có màu nâu vàng hoặc nâu xỉn như thân cây gỗ, hoặc có củ pha thêm màu xám, xám đen, xám xanh.
Loại càng lâu năm càng ngả xám và nhiều sắc tố tối màu hơn. Ngoài ra loại càng già thì càng có nhiều vị đắng.
Củ tam thất bắc tươi
Khi mua tam thất bắc và tam thất hoang tươi bạn cần bẻ một nhánh nhỏ và quan sát. Nếu thấy rõ ràng bên ngoài là một lớp vỏ, bên trong là lớp lõi thì mới là củ tam thất thật.
Ngoài ra, khi đem rửa sạch, nếu thấy một lớp nhựa màu trắng như sữa ứa ra thì đó mới là củ tam thất chuẩn.
Cách phân biệt củ tam thất nam và củ tam thất bắc
Củ tam thất nam và tam thất bắc có một đặc điểm chung là khi đã khô thì chúng rất cứng (nhưng tam thất bắc thì cứng hơn nhiều).
Tuy nhiên về hình dàng thì chúng khác biệt nhau hoàn toàn. Vì vậy nhìn qua bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt.
Củ tam thất bắc hình trụ hoặc hình con quay, không phân nhánh. Trên mình củ có nhiều nếp nhăn chạy dọc. Trên củ đầu sần sùi với rất nhiều mấu.
Chúng thường có màu nâu vàng, màu đỏ cam, hoặc màu xám đen hoặc xám xanh. Càng vày vò nhiều thì chúng càng chuyển sang màu đen. Bên trong ruột củ có màu vàng xỉn, xám đen, xám xanh hoặc màu đen titan.
Tam thất bắc và tam thất nam
Còn củ tam thất nam có dạng hơn tròn tương tự củ khoai sọ. Vỏ củ tương đối nhẵn, mịn, màu trắng xám hoặc trắng vàng.
Nhiều củ có phân nhánh. Ruột củ có màu trắng ngà tương tự ruột củ khoai.
Cách phân biệt củ tam thất thật và giả
Đối với củ tam thất bắc, chúng thường bị làm giả bởi các loại củ như: tam thất nam, hồi đầu thảo, bạch truật, xuyên khung…
Trước hết cần nhận biết củ tam thất bắc thật. Củ này có dạng hình trụ hoặc hình con quay, dài 3-5cm, đường kính từ 1,5-2cm.
Đầu củ có nhiều mấu, bề mặt sần sùi như vỏ cây cổ thụ.
Củ tam thất bắc thật
Vỏ củ có màu nâu hoặc đỏ cam, hoặc màu xám, xám xanh, xám đen. Sau khi sơ chế chúng sẽ chuyển sang màu đen và càng vày vò, chà xát nhiều thì chúng lại càng đen. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết củ tam thất bắc.
Củ tam thất bắc thật
Ngoài ra, tam thất bắc khô rất chắc, cứng đanh, không thể bẻ, cắn hay thái một cách thông thường. Chúng có vị đắng, hậu vị hơi ngọt và mùi thơm nhẹ. Trong khi đó những củ làm giả tam thất có đặc điểm sau:
Củ bạch truật
Củ này kích thước to hơn củ tam thất bắc một chút (dài khoảng 4-5cm, đường kính 3-4cm). Củ cũng có nhiều mấu tương tự như tam thất bắc.
Tuy nhiên vỏ chúng màu màu nâu đất hoặc xám nâu, bên trong có màu vàng ngà. Chúng có vị ngọt, cay và hơi đắng.
Củ bạch truật
Củ hồi đầu thảo
Củ này khi phơi khô có mùi gần giống tam thất bắc. Tuy nhiên củ khô có màu be nhạt. Củ mềm, có thể bấm tay vào được.
Củ hồi đầu thảo
Thổ tam thất
Loại này có hình con quay, đầu có nhiều mấu tương tự củ tam thất bắc. Tuy nhiên bề mặt của chúng nhẵn, không sần sùi và không cứng đanh.
Củ thổ tam thất
Xuyên khung
Củ này trên đầu cũng sần sùi và có nhiều mấu. Nhưng thân dưới ngắn, đầu xòe to hơi giống bông súp lơ trắng. Vỏ củ màu trắng xám, nâu hoặc đen, bề mặt sần sùi với các đường vằn vòng tròn.
Củ xuyên khung
Đối với củ tam thất hoang
Cần chú ý phân biệt giữa tam thất rừng tự nhiên và tam thất rừng được sử dụng thuốc tăng trọng. Củ tam tam thất hoang tự nhiên có độ cứng đanh, săn chắc. Thân củ gầy, ít rễ con. Củ thường dài từ 20cm trở lên.
Loại củ tròn, mập, nhiều nhánh, nhiều rễ con rất có thể là loại tam thất được trồng và sử dụng thuốc tăng trọng. Loại này dù có củ to, nhiều mắt nhưng thời gian trồng thực tế rất ít nên kém chất lượng.
Củ tam thất hoang tự nhiên
Củ tam thất rừng tăng trọng
Cách phân biệt sâm ngọc linh và củ tam thất
Sâm Ngọc Linh và tam thất hoang lá tròn có hình dáng bên ngoài rất giống nhau, từ thân hoa, lá, quả và cả củ. Về đặc điểm sinh học, cả hai loại cây đều là cây lâu năm.
Hàng năm cây mẹ rụi đi, để lại trên thân củ những vết sẹo, hay còn gọi là các mắt hình vảy ốc. Vì vậy củ càng dài, càng nhiều mắt thì càng chứng tỏ củ già, chất lượng càng cao. Vì vậy, người không có kinh nghiệm rất khó phân biệt hai loại củ này.
Tuy nhiên thực tế chúng vẫn có điểm khác biệt quan trọng. Đó là mắt củ tam thất rừng thường chạy theo một hàng dọc dài theo thân củ. Trong khi đi mắt củ sâm Ngọc Linh lại không chạy một đường thẳng mà chúng lại mọc so le với nhau.
Củ tam thất hoang có mắt chạy thẳng dọc theo thân củ
Ngoài ra bề mặt vỏ sâm ngọc linh thô ráp, sần sùi như da cóc hoặc vỏ cây gỗ lâu năm. Trong khi ovr củ tam thất rừng thì nhẵn hơn.
Củ sâm Ngọc Linh có mắt mọc so le nhau
Về mùi vị, củ tam thất rừng có vị đắng. Đặc biệt loại tam thất rừng lá xẻ khi ăn còn có cảm giác hơi bứa rát cổ và gây cảm giác khát nước. Còn củ sâm Ngọc Linh có vị đắng, hậu vị ngọt kéo dài nên dễ ăn hơn nhiều.
Trên đây là thông tin cụ thể về 3 loại củ tam thất tốt nhất hiện nay và cách phân biệt giữa chúng. Nhìn chung củ tam thất là loại dược liệu quý, có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là củ tam thất bắc và tam thất hoang.
Qúy khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Cách bảo quản củ tam thất trong thời gian dài nhất?
- Giá củ tam thất bao nhiêu? Giá nụ hoa tam thất có đắt không?
- Mua củ tam thất ở đâu chất lượng, uy tín, giá hợp lý?
Nếu bạn có nhu cầu mua củ tam thất tươi, tam thất hoang để chăm sóc sức khỏe hoặc làm quà biếu, hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Xanh.