8 tác dụng của củ tam thất rừng là gì?
Có giá từ vài triệu thậm chí đến vài chục triệu mỗi kilogam, củ tam thất rừng (củ tam thất hoang) là loại thảo dược quý được nhiều người săn lùng nhất hiện nay. Vậy tác dụng kỳ diệu của củ tam thất rừng là gì, hãy cùng dacsanxanh.com.vn đi tìm hiểu qua bài viết sau.
Tam thất có mấy loại?
Là sản phẩm chứa hàm lượng dược chất quý, tam thất là một trong những mặt hàng thảo dược có giá trị cao và đắt đỏ bậc nhất.
Thế nhưng thực tế, tam thất có nhiều loại với chất lượng và giá cả khác nhau. Các loại tam thất đều có những đặc điểm tương đồng, lại có những điểm rất khác biệt.
Cụ thể, hiện nay trên thị trường có 3 loại tam thất phổ biến là củ tam thất rừng (tam thất hoang), tam thất bắc và tam thất nam.
Tam thất bắc
Tam thất bắc có cùng chi họ nhân sâm. Chúng chứa các thành phần hóa học và dược chất gần tương đồng với nhân sâm.
Hàm lượng saponin trong loài cây này rất cao, lên đến 12%. Ngoài ra chúng còn chứa các chất chống oxy hóa, các vitamin và dưỡng chất quan trọng khác.
Tam thất bắc có lá hình chân vịt, thân mọc thẳng đứng và có lá ở trên đỉnh thân. Thường mỗi có từ 4 – 5 cuống lá to. Mỗi cuống này lại có 3-7 lá nhỏ.
Loài cây này chỉ có 1 cụm hoa duy nhất mọc trên đỉnh thân, khi non có màu xanh lục. Đây là loại cây lâu năm. Sau 3 năm kể từ khi trồng cây mới nở hoa và sau 7 năm củ mới cho chất lượng tốt nhất.
Tam thất bắc chứa các thành phần hóa học và dược chất gần tương đồng với nhân sâm
Củ tam thất bắc có nhiều hình dạng nhưng phổ biến nhất là hình trụ và hình con quay, có màu xám xanh, xám đen hoặc nâu xỉn. Nhiều củ còn có một lớp mỏng bên ngoài màu đỏ cam.
Tuy nhiên khi mang đi sơ chế thì càng vò chúng lại càng chuyển sang màu đen. Đây chính là đặc điểm đặc trưng của tam thất bắc.
Củ tam thất bắc nhiều mấu và rất cứng, khi ăn có vị ngọt đắng nhẹ và mùi dễ chịu.
Tam thất nam
Củ tam thất nam có hình dạng bên ngoài khác hẳn so với tam thất bắc. Nếu tam thất bắc chỉ có 1 cụm hoa đơn độc trên đỉnh thân thì hoa tam thất nam nở thành chùm màu trắng pha tím mọc từ gốc.
Loài cây này thuộc họ gừng, thân thấp, bẹ lá mọc từ gốc ôm lấy thân, mặt lá cũng gần giống lá nghệ. Củ tam thất bắc có 2 loại, củ mẹ to, nhìn hơi giống củ khoai sọ.
Củ con màu trắng, nhỏ và hình dạng tương tự trứng chim. Mặt ngoài củ nhẵn, bên trong có màu trắng đục gần giống như khoai.
Củ tam thất nam thuộc họ gừng, chứa hàm lượng dược chất thấp nhất trong 3 loài tam thất
Tam thất nam có thành phần hóa học tương đồng với tam thất bắc. Tuy nhiên hàm lượng thấp hơn nhiều.
Vì vậy, dù có một số tác dụng tương tự như tam thất bắc, nhưng hiệu quả của chúng thấp hơn.
Tam thất hoang
Tam thất hoang (tam tất rừng) có cùng chi họ với nhân sâm và sâm Ngọc Linh. Dù có thành phần hóa học tương đồng với tam thất bắc, nhưng hàm lượng này trong tam thất hoang được đánh giá là cao nhất.
Những củ tam thất hoang to, lâu năm, hàm lượng dưỡng chất quý này có thể sánh ngang với sâm Ngọc Linh
Tam thất hoang có cấu tạo thân lá gần giống tam thất bắc. Nhưng điểm khác biệt là củ tam thất hoang dài ngoằn ngoèo, củ thon gầy, ít rễ hơn và có nhiều mắt.
Mỗi mắt tượng trưng cho 1 năm tuổi. Do vậy củ tam thất rừng càng có nhiều mắt càng chứng tỏ lâu năm, tác dụng và giá trị càng lớn.
Củ tam thất hoang có hàm lượng dược chất cao nhất và có giá trị cao nhất trong cả 3 loài tam thất
Tam thất hoang có mùi rất thơm và vị đắng ngọt thường được sử dụng để ngâm rượu hoặc ngâm mật ong và dùng trong nhiều bài thuốc để bồi bổ sức khỏe, nâng cao khí huyết, trị đau xương khớp, hỗ trợ tiêu hóa, an thần,…
Về cơ bản cả 3 loại tam thất đều có thành phần hóa học tương tự nhau. Tuy nhiên hàm lượng thì khác biệt.
Tam thất hoang là loại sinh trưởng trong tự nhiên có hàm lượng dược chất cao nhất. Vì vậy có giá trị hơn và giá cũng cao hơn hẳn các loại còn lại.
Củ tam thất rừng có tác dụng gì?
Tam thất rừng chứa hợp chất saponin với hàm lượng lớn nhất. Đây là hoạt chất có nhiều tác dụng cho sức khỏe như hoạt huyết, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, an thần, chống oxy hóa,…
Ngoài ra chúng còn chứa rất cao các vitamin và các axit amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Bởi lẽ đó, củ tam thất rừng không chỉ có tác dụng lớn trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, nó còn là sản phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
Dưới đây là những công dụng cụ thể của củ tam thất rừng:
Củ tam thất rừng chứa các hợp chất saponin với hàm lượng cao nhất
Bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng
Với hàm lượng saponin cao nhất trong các loài tam thất và các dưỡng chất rất cao, tam thất hoang có tác dụng bổ ích khí huyết, nâng cao thể trạng, tái tạo năng lượng.
Củ tam thất hoang còn kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tiêu hóa tốt, vì vậy giúp tăng sức đề kháng, rất tốt cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, ăn uống kém, mệt mỏi, suy dinh dưỡng…
Cầm máu, giảm đau, kháng viêm, giúp vết thương mau lành
Củ tam thất rừng được biết đến là vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng huyết ứ. Chúng còn có thể làm giảm và rút ngắn quá trình đông máu nên khi rắc và đắp lên vết thương sẽ có tác dụng cầm máu rất nhanh.
Mặt khác chúng còn có công dụng giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn, rất hữu hiệu trong việc điều trị vết thương hở, giúp vết thương mau lành hơn.
Trị các chứng huyết hư
Hầu hết các chứng bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, căng thẳng thần kinh, đau đầu, chóng mặt, chậm kinh, bế kinh, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, da dẻ nhăn nheo,…đều xuất phát từ tình trạng khí huyết bị ngưng trệ, khó lưu thông, (hay còn gọi là chứng huyết hư).
Củ tam thất rừng có tác dụng rất tốt với phụ nữ
Tam thất rừng giúp trị hiệu quả các chứng bệnh do khí huyết suy hư
Nhờ vào tính năng hoạt huyết, tam thất rừng giúp lưu thông máu trên toàn cơ thể. Nhờ vâỵ giúp cải thiện các tình trạng trên, cải thiện tâm trạng, cải thiện giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Tam thất hoang giúp điều tiết máu đến toàn bộ cơ thể, trong đó có cả các khu vực bị tổn thương và các khối u. Nhờ đó hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chi làm tiêu khối u trong nhiều trường hợp.
Mặt khác, các chất chống oxy hóa trong củ tam thất rừng giống như một hàng rào bảo vệ cho cơ thể, giúp hạn chế sự tổn thương của tế bào. Đồng thời các dưỡng chất khác trợ sức, trợ lực, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp
Với công dụng kích thích sản sinh insulin, củ tam thất rừng giúp điều hòa khí huyết. Vì vậy chúng rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường và người có nguy cơ tiểu đường.
Bên cạnh đó, tam thất rừng còn giúp giảm cholesterol, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch. Chúng còn có tác dụng giãn mạch, vì vậy giúp hạ huyết áp, điều hòa huyết áp cho các bệnh nhân đang hoặc có tiền sử cao huyết áp.
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Tam thất rừng thúc đẩy quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru. Từ đó giúp bôi trơn các sụn khớp, phòng hiện tượng khô khớp, thoái hóa xương khớp.
Khả năng giảm đau, tiêu viêm của tam thất hoang còn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm sưng đau khớp. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường hệ xương khớp khỏe mạnh, hoạt động linh hoạt hơn.
Tăng cường sinh lý
Ngoài những tác dụng bồi bổ và phòng chữa bệnh, tam thất hoang còn được biết đến là sản phẩm hữu hiệu trong việc tăng cường sinh lý, giúp bổ thận, tráng dương.
Một trong những tác dụng tuyệt vời của củ tam thất rừng là giúp cải thiện và tăng cường sinh lý
Trong tam thất rừng có chứa thành phần tương tự như hoóc môn sinh dục nam. Vì vậy giúp kéo dài thời gian quan hệ, tăng ham muốn tình dục và cải thiện chất lượng tinh trùng.
Quý khách có thể xem thêm các bài viết sau:
- Nơi nào bán giống cây tam thất hoang tốt, chất lượng?
- 5 tác dụng của tam thất hoang, tam thất rừng với con người?
- Rượu tam thất hoang có tác dụng gì, ngâm sao cho hiệu quả?
Trên là những công dụng cụ thể của tam thất rừng. Đây là một loài thảo dược quý và giá trị cao bậc nhất với rất tác dụng kỳ diệu cho sức khỏe.
Để mua được loại củ tam tất rừng lâu năm và chuẩn hàng rừng, khách hàng có thể liên hệ với dacsanxanh.com.vn.