Cây tam thất có tác dụng gì, công dụng với sức khỏe ra sao?
Là sản phẩm có giá trị cao cả về thành phần hoạt chất và giá cả, tam thất được đánh giá là bổ gần như nhân sâm. Vậy cây tam thất có tác dụng gì, công dụng của chúng với sức khỏe ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Cây tam thất là gì?
Cây tam thất (gồm tam thất bắc và tam thất hoang) là loài thực vật thuộc họ nhân sâm. Chúng thường phân bố nhiều ở miền nam Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và các tỉnh phía Tây Bắc của Việt Nam.
Loài cây này ưa khí hậu quanh năm mát lạnh, độ ẩm cao và ánh sáng ít. Chúng thường sinh sống ở độ cao từ 1200-2400m, dưới các tán rừng nhiều bóng râm và có nhiều thảm mục dưới gốc.
Cái tên tam thất được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng do kể từ khi trồng cho đến 3 năm sau chúng mới ra hoa và 7 năm sau củ mới cho chất lượng tốt nhất.
Cũng có cách lý giải khác là do loài cây này có các cuống lá to và mỗi cuống lá lại có từ 3-7 lá nhỏ, xếp tròn lại với nhau theo hình chân vịt. Lá có đầu nhọn và hai mép có răng cưa.
Tác dụng của cây tam thất với sức khỏe là rất tốt
Tất cả các bộ phận trên cây tam thất đều được sử dụng làm thuốc. Trong đó, hai bộ phận quan trọng, có giá trị cao nhất là củ và nụ hoa. Cây càng già, càng lâu năm càng cho chất lượng cao.
Mỗi cây chỉ có 1 cuống hoa vươn lên từ ngọn thân. Khi là nụ, chúng có màu xanh lục hoặc hơi vàng nhạt.
Đây là thời kỳ nụ hoa cho chất lượng cao nhất. Hoa già sẽ hình thành chùm gồm rất nhiều quả. Quả mọng, hình cầu và dẹt. Khi chín có màu đỏ tươi, hạt bên trong màu trắng.
Củ của cây tam thất bắc
Củ tam thất bắc có hình trụ hoặc hình con quay. Củ tươi có nhiều rễ mọc thành chùm rậm rạp.
Củ khô có đầu sần sùi với rất nhiều mấu. Chúng có vị ngọt và hơi đắng, mùi thơm thảo dược nhẹ nhàng.
Củ tam thất hoang (còn gọi là tam thất rừng) thì dài loằng ngoằng với rất nhiều mắt. Đó chính là các vết sẹo lõm do mỗi năm cây mẹ rụi đi để lại, năm sau cây con mới mọc lên tiếp tục nuôi củ.
Củ càng dài, càng nhiều mắt càng chứng tỏ cây lâu năm. Củ tam thất hoang có vị hơi ngọt và rất đắng.
Củ càng đắng càng có giá trị dược tính cao.
Ngoài hai loại tam thất trên còn có một loài tam thất khác đó là tam thất nam, hay còn gọi là tam thất gừng.
Cùng tên tam thất nhưng đặc điểm của chúng khác biệt hoàn toàn. Loài này thuộc họ gừng nên có vị cay đắng và mùi nồng tương tự như củ gừng.
Chúng mọc thành cụm lớn, mỗi cụm có rất nhiều củ. Lá cây có bẹ dài mọc từ gốc. Mặt lá có nhiều rãnh chạy song song và cấu tạo tương tự như lá nghệ.
Cây và củ tam thất nam
Đây cũng là loài cây ưa ẩm và hơi ưa bóng râm, tuy nhiên chúng sống khỏe, dễ thích nghi, dễ trồng hơn, vì vậy phân bố rộng hơn. Chúng có mặt tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan…
Tại Việt Nam, chúng được trồng ở nhiều khu vực như các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung. Bộ phận duy nhất của loài này có thể sử dụng làm thuốc đó là củ. Củ có hình trứng chim hoặc khi già có màu trắng xám hình tương tự củ khoai sọ.
Cây tam thất có tác dụng gì?
Tất cả các bộ phận trên cây tam thất có rất nhiều thành phần dược tính quý. Trong đó, thành phần quan trọng nhất là các saponin với hàm lượng rất lớn, có thể lên đến 12%. Hoạt chất này có tác dụng hoạt huyết, tán huyết, giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, an thần, chống oxy hóa.
Tác dụng của cây tam thất chữa nhiều bệnh
Bên cạnh đó, tam thất còn chứa flavonoid (chất chống oxy hóa mạnh), phytosterol (ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol), polysaccharid (cải thiện chức năng tạo máu). Ngoài ra chúng còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và 16 axit amin cần thiết cho mọi hoạt động của tế bào, hỗ trợ chống nhiều loại bệnh tật.
Với những thành phần đặc biệt kể trên, tất cả các loại tam thất mang tới rất nhiều lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe.
Tác dụng của cây tam thất bắc
Tam thất bắc là một trong hai loài tam thất chứa các hàm lượng saponin, flavonoid và các dược chất cao nhất. Nhờ đó, chúng có những tác dụng quan trọng dưới đây.
– Cầm máu, tán huyết, mau lành vết thương: Nhờ khả năng rút ngắn thời gian đông máu, việc đắp, bôi, rắc bột tam thất trực tiếp lên vết thương giúp cầm máu nhanh chóng.
Ngoài ra với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu máu ứ, giảm đau, việc bôi, đắp, uống tam tam thất còn giúp vết thương mau lành, rút ngắn thời gian điều trị.
– Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư ở tất cả các giai đoạn: Tam thất đứng đầu trong các vị thuốc có khả năng hoạt huyết, tam thất giúp thúc đẩy máu lưu thông trong toàn cơ thể, đặc biệt làn những nơi thường xuyên bị thiếu máu như các u, cục.
Vì vậy, chúng giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư và các khối u. Mặt khác, tam thất cũng giúp hạn chế tác dụng phụ của các liệu pháp hóa trị, xạ trị. Hơn nữa nhờ khả năng bồi bổ, tam thất còn trợ sức, trợ lực, kéo dài sự sống cho các bệnh nhân ung thư.
Tất cả bộ phận trên cây tam thất đều có thể sử dụng làm thuốc
– Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Tam thất có khả năng kích thích sản sinh insulin – chất có tác dụng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Nhờ đó, chúng giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
– Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, cao huyết áp: Một trong những tác dụng rất có ý nghĩa của tam thất là chúng giúp giảm cholesterol trong máu và làm giãn mạch.
Nhờ đó chúng giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch và phòng ngừa hiệu quả các bệnh khác về tim mạch. Ngoài ra với tác dụng giãn mạch, chúng còn giúp hạ huyết áp trong thời gian ngắn, vì vậy rất tốt đối với các bệnh nhân đang hoặc có tiền sử cao huyết áp.
– Hoạt huyết dưỡng não, cải thiện các vấn đề về thần kinh: Hoạt chất saponin giúp lưu thông máu, dưỡng não, cải thiện trí nhớ, tinh thần và sức khỏe của bộ não. Nhờ đó tam thất làm giảm các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình như tập trung kém, hay chóng mặt, đau đầu và cải thiện trí nhớ…
Mặt khác, chúng còn giúp tinh thần hưng phấn, chống mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, cải thiện giấc ngủ, dễ ngủ, ngủ ngon, ngủ sâu hơn và khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài.
Cây tam thất chữa bệnh mất ngủ
– Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý: Chứa hàm lượng lớn các dược chất quý và các chất bổ dưỡng, tam thất giúp bổ huyết, kích thích lưu thông khí huyết, tẩy huyết cũ, sinh huyết mới, thanh lọc, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố.
Chúng còn giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường khả năng hấp thụ. Vì vậy sản phẩm giúp bồi bổ nguyên khí, tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
Đặc biệt, tam thất có chứa một hoạt chất tương tự như nội tiết tố nam, vì vậy chúng có hiệu quả trong việc tăng cường ham muốn tình dịch, kéo dài khả năng quan hệ và cải thiện chất lượng tinh binh.
Tam thất hỗ trợ yếu sinh lý
Sản phẩm rất tốt cho nam giới yếu sinh lý, suy giảm chức năng tình dục, liệt dương, tinh trùng yếu…
Ngoài ra, tam thất còn có rất nhiều tác dụng quan trọng khác như phòng và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, trị các chứng khí huyết suy hư (như mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, cảm mạo, sốt, đại tiện bí, da dẻ nhợt nhạt, chậm kinh, bế kinh, tay chân lạnh), giảm cân, làm đẹp da, chống lão hóa…
Tác dụng của cây tam thất rừng
Cùng là họ nhân sâm, tam thất rừng (hay còn gọi là tam thất hoang) và tam thất bắc không chỉ giống nhau về đặc điểm cấu tạo thân, hoa, lá, đặc điểm sinh trưởng, mà còn tương tự nhau về thành phần hoạt chất và hàm lượng.
Vì vậy tất cả các tác dụng đối với sức khỏe mà tam thất bắc có thì tam thất rừng cũng có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, tam thất rừng vốn sinh sống ngoài tự nhiên, tự hoàn thiện để tồn tại và hấp thụ trọn vẹn hơn các tinh túy của thiên nhiên.
Do đó, hàm lượng dưỡng chất của chúng được đánh giá là cao nhất trong các loại tam thất. Chính vì vậy, tác dụng của loại này cũng được đánh giá là tốt hơn, nhạy hơn.
Cây và củ tam thất rừng
Tác dụng của cây tam thất nam
Cùng là tam thất nên tam thất nam cũng có các thành phần dưỡng chất và hoạt chất gần như tương đồng với hai loài tam thất trên. Vì vậy các tác dụng đối với sức khỏe mà tam thất bắc và tam thất hoang có thì tam thất nam cũng có tương tự.
Hoa cây tam thất nam
Tuy nhiên, hàm lượng của chúng lại thấp hơn nhiều, thấp hơn đến hàng chục lần so với tam thất bắc. Do đó, nếu so sánh về hiệu quả, tác dụng của tam thất nam thấp hơn và ít nhạy hơn nhiều so với hai loại trên.
Cây tam thất trị bệnh gì?
Tất cả các bộ phận của cây tam thất (tam thất bắc và tam thất hoang) đều chứa các thành phần dược tính quý, có tác dụng hoạt huyết, tán huyết, giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, an thần, chống oxy hóa.
Vì vậy chúng đều có thể sử dụng làm thuốc có tác dụng điều trị rất nhiều loại bệnh.
Tác dụng của nụ cây tam thất
Nụ hoa tam thất thành phẩm là giai đoạn nụ mới hình thành từ 5-30 ngày tuổi. Đây là thời kỳ chúng đạt chất lượng tốt nhất với hàm lượng tối đa các saponin, flavonoid và các dưỡng chất quý khác.
Tương tự như củ tam thất, hoa tam thất có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả rất nhiều các loại bệnh như tim mạch, cao huyết áp, ung thư, tiểu đường, xương khớp, khí huyết suy hư, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ…
Nụ tam thất rất giàu hàm lượng saponin
Tác dụng của hoa cây tam thất
Hoa tam thất là giai đoạn cánh hoa đã nở bung, loại già hơn thì đã hình thành quả bên trong. Giai đoạn này, đa số các dưỡng chất từ nụ hoa đã chuyển hóa để nuôi quả, vì vậy, chất lượng không còn cao như ở giai đoạn nụ hoa nữa.
Hoa tam thất vẫn được sử dụng để chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh như trên, nhưng tác dụng đã giảm đi khá nhiều.
Hoa tam thất đã chuyển hóa phần lớn dưỡng chất để nuôi quả
Tác dụng của lá cây tam thất?
Lá tam thất là một bộ phận của cây tam thất. Lá và thân cây được khai thác để phơi hoặc sấy khô rồi hãm làm trà uống. Lá tam thất cũng chứa một hàm lượng nhất định các saponin, flavonoid và các dưỡng chất khác tương tự như củ và nụ hoa.
Dù hàm lượng không quá cao, tuy nhiên cũng vẫn có tác dụng tốt đối với sức khỏe như: Hoạt huyết dưỡng não, cải thiện chứng mất ngủ, điều hòa đường huyết, điều hoà huyết áp, hạ huyết áp, hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ men gan, bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết.
Ngoài ra chúng còn dùng để chữa các bệnh mẩn ngứa ngoài da, tắm cho trẻ nhỏ, thanh nhiệt, giải độc chữa nhiệt miệng.
Lá tam thất pha trà giúp thanh nhiệt, giải độc và nhiều tác dụng quan trọng với sức khỏe
Tác dụng của rễ cây tam thất
Rễ tam thất là một bộ phận của củ tam thất. Chúng được cắt rời ra trước khi người ta phơi sấy khô củ.
Người ta thường dùng rễ tam thất phơi khô hãm trà, nghiền thành bột để hãm trà hoặc uống cùng mật ong. Hoặc rễ tam thất khô/tươi hầm với các món ăn bổ dưỡng như gà ác, chim bồ câu, chim cút… để bồi bổ sức khỏe.
Rễ cây tam thất rất tốt với sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh
Mặc dù hàm lượng saponin trong rễ tam thất không cao như ở củ, tuy nhiên phần này cũng rất tốt với sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Sản phẩm giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, thanh lọc, giải độc cơ thể.
Chúng cũng rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như tim mạch, cao huyết áp, ung thư, tiểu đường, xương khớp, khí huyết suy hư, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ…
Quý khách có thể xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách trồng cây tam thất rừng, tam thất bắc hiệu quả nhất?
- Giá cây tam thất, giá cây giống tam thất bắc là bao nhiêu?
- Nơi bán cây tam thất bắc, mua giống cây tam thất bắc ở đâu?
Trên đây là những thông tin trả lời câu hỏi cây tam thất có tác dụng gì? Có thể nói tam thất là một loài dược liệu quý, một món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người, cũng như của mọi người đem biếu tặng cho nhau.
Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình, hãy sử tam thất để phòng và chống bệnh tật cũng như tăng cường sức đề kháng.