Cây tam thất chữa bệnh gì? Có tốt cho sức khỏe không?
Tam thất là loài thảo dược quý và là một trong những loài thảo dược có giá trị cao bậc nhất trên thị trường. Vậy cây tam thất chữa bệnh gì? Tác dụng của chúng đối với sức khỏe ra sao? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Cây tam thất có mấy loại?
Cây tam thất là loài thảo dược sống lâu năm, ưa ẩm, ưa bóng râm. Có nhiều loài cây tam thất và mỗi loại đều có đặc điểm sinh trưởng cũng như đặc điểm nhận dạng khác nhau. Cụ thể có 3 loại tam thất gồm tam thất bắc, tam thất hoang và tam thất nam.
Tam thất bắc
Tam thất là loài thảo dược thuộc họ nhân sâm, thường sống ở khu vực Tây Bắc nơi có độ cao từ 1200-1700m. Chúng là loài cây đơn thân. Mỗi gốc chỉ có 1 cây và mỗi cây chỉ có duy nhất 1 củ.
Cây tam thất chữa bệnh gì?
Mỗi cây có một cụm từ 4-5 cuống lá to. Mỗi cuống lại có từ 3-7 lá nhỏ. Mỗi cây có 1 cuống hoa và mỗi cuống có duy nhất một bông hoa.
Nụ hoa tam thất còn non có màu xanh lục hoặc hơi ngả vàng. Quả mọng kết thành chùm tròn, khi chín có màu đỏ tươi.
Củ tam thất bắc hình trụ hoặc hình con quay, có nhiều rễ to và rễ còn bám xung quanh thành chùm rậm rạp. Củ khô được cắt sạch lớp rễ.
Đầu củ có nhiều mấu và sần sùi. Về mùi vị, loài này có vị đắng nhẹ và hậu vị ngọt nhẹ, chúng cũng có mùi thơm nhẹ dễ chịu.
Tam thất hoang
Tam thất hoang hay còn gọi là tam thất rừng là loài tam thất thuộc họ nhân sâm và sâm Ngọc Linh. Chúng thường mọc ở các vùng núi Tây Bắc, nơi có độ cao từ 1500-2400m, dưới các tán rừng nhiều bóng râm.
Tam thất hoang có 2 loại, lá tròn và lá xẻ. Trong đó loại lá tròn mới chính là loài cùng họ nhân sâm. Về đặc điểm ngoại hình từ thân, hoa, lá và quả, chúng rất giống cây tam thất bắc.
Cây và củ tam thất hoang
Trong khi đó, tam thất hoang lá xẻ không thuộc họ nhân sâm và sâm Ngọc linh. Đặc điểm cấu tạo của chúng về cơ bản cũng giống cây tam thất bắc hay tam thất rừng lá tròn.
Điểm khác biệt là lá của chúng dài và nhọn hơn. Đặc biệt mép lá không phải hình răng cưa mà xẻ sâu thành các thùy nhọn.
Củ tam thất hoang lá tròn và lá xẻ thì lại giống nhau và khác biệt hoàn toàn so với tam thất bắc.
Chúng dài và cong loằng ngoằng. Mỗi củ có nhiều mắt. Tất cả các bộ phận của cây tam thất hoang đều được sử dụng làm thuốc. Chúng có vị đắng khá gắt, ít vị ngọt, mùi thơm nhẹ.
Tam thất nam
Tam thất nam khác hẳn hai loài tam thất trên, bởi lý do là chúng không thuộc họ nhân sâm, mà thuộc họ gừng. Đây cũng là loài thân thảo, sống lâu năm, mọc thành khóm lớn.
Về mặt cấu tạo, cây tam thất nam gần giống cây nghệ. Thân cây thẳng đứng, lá có bẹ dài mọc từ gốc và ôm lấy thân. Mặt lá dài có các đường gân chạy song song.
Cây tam thất nam
Củ tam thất nam gồm có củ mẹ và các củ con. Củ con nhỏ, màu trắng tương tự hình trứng chim, khi non có vị ngọt.
Củ mẹ to, khi phơi có màu trắng xám tương tự củ khoai sọ, ruột có màu trắng ngà.
Củ chính là bộ phận duy nhất trong cây tam thất nam được dùng làm thuốc. Củ có vị cay, đắng và mùi hắc tương tự như gừng.
Loài này dù có chứa nhiều thành phần dược chất tương đồng với hai loài tam thất trên nhưng hàm lượng ít hơn nhiều.
Cây tam thất chữa bệnh gì?
Tất cả các loài tam thất đều chứa một thành phần quan trọng, đó chính là các saponin. Chất này có rất nhiều tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe như hoạt huyết, sinh huyết, tán máu ứ, kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa.
Ngoài ra chúng còn chứa một hàm lượng lớn các dược chất và dưỡng chất quý khác. Vì vậy, tam thất đứng hàng đầu trong các vị thuốc có khả năng hoạt huyết, bổ huyết, bảo vệ tế bào, phòng chống bệnh tật, bồi bổ sức khỏe. Dưới đây là 5 tác dụng nổi bật.
Cầm máu, tiêu máu ứ: Tam thất chứa thành phần giúp làm đông máu trong thời gian ngắn, vì vậy nhanh chóng cầm máu khi giã đắp hoặc rắc bột vào vết thương.
Chúng cũng có hiệu quả đối với các bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, ho ra máu. Nhưng mặt khác, với khả năng hoạt huyết, tam thất còn giúp tan máu ứ, vì vậy nhanh chóng giảm sưng, làm tan máu cục do bị sưng tím, bầm dập, và làm vết thương hở mau lành.
Tam thất giúp cầm máu, giảm đau làm nhanh lành vết thương
Chống căng thẳng, trầm cảm: Tam thất có tác dụng kích thích lên trung khu thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn, an thần. Vì vậy chúng giúp giảm lo âu, căng thẳng, áp lực và chống bệnh trầm cảm. Tác dụng này cũng giúp khắc phục bệnh mất ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn.
Trị các chứng thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình: Tam thất là vị thuốc đứng hàng đầu trong khả năng hoạt huyết. Ngoài ra chúng còn làm giảm cholesterol và làm giãn mạch.
Vì vậy chúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình. Sử dụng sản phẩm sẽ làm giảm rõ rệt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoa mắt, hay quên, tập trung kém, bồn chồn, mệt mỏi…
Trị yếu sinh lý: Tam thất có tác dụng bổ dưỡng, bồi bổ khí huyết, ăn ngon, ngủ tốt. Mặt khác, chúng còn chứa thành phần hoạt động tương tự như nội tiết tố nam. Vì vậy sản phẩm giúp cải thiện sinh lý, làm tăng ham muốn tình dục và kéo dài khả năng quan hệ và cải thiện chất lượng tinh trùng.
Thảo dược này có tác dụng tốt đối với nam giới yếu sinh lý, tinh trùng yếu, liệt dương, hiếm muộn…
Tam thất là vị thuốc hoạt huyết, có tác dụng rất tốt đối với các chứng bệnh do máu kém lưu thông
Trị đau dạ dày, tá tràng: Tam thất là vị thuốc khi sử dụng tác động trực tiếp vào dạ dày. Chúng thành nhanh vào máu, niêm mạc, giúp giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm trong thời gian ngắn. Vì vậy sản phẩm giúp điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, tam thất còn có khả năng điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh khác như tiểu đường, ung thư, tim mạch, làm hạ huyết áp; trị các chứng bệnh do khí huyết suy hư (như đau đầu, chóng mặt, chậm kinh, bế kinh)… Trị các chứng phong tê thấp, đau nhức xương khớp, dây chằng…
Quý khách có thể xem thêm các bài viết liên quan:
- Cây tam thất chữa bệnh gì? 5 tác dụng cho sức khỏe?
- Cách trồng cây tam thất rừng, tam thất bắc hiệu quả nhất?
- Giá cây tam thất, giá cây giống tam thất bắc là bao nhiêu?
Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi cây tam thất chữa bệnh gì. Với các tác dụng kỳ diệu, tam thất là món quà quý dành cho mọi người, mọi nhà để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.