Cách trồng cây tam thất rừng, tam thất bắc hiệu quả ít ai biết?
Không chỉ là một dược liệu quý, cây này còn rất có giá trị kinh tế, vì vậy ngày càng được trồng rộng rãi. Cách trồng cây tam thất rừng, tam thất bắc như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể kỹ thuật trồng để đạt tỷ lệ cây sống cao nhất và chất lượng tốt nhất.
Đặc điểm thực vật cây tam thất và công dụng
Cây tam thất, bao gồm tam thất rừng, tam thất bắc, đều là loài thảo dược quý họ nhân sâm, có rất nhiều lợi ích quan trọng với sức khỏe, ngoài ra còn có tam thất nam nhưng trong bài viết này chúng tôi xin không nói về cây này. Tam thất rừng được mọc hoang trên những cánh rừng ở độ cao từ 1.500m.
Trước đây chúng có rất nhiều, rất dễ tìm. Tuy nhiên do tình trạng khai thác quá mức nên chúng dần trở nên khan hiếm. Còn tam thất bắc là loài được con người trồng, chăm sóc và thu hoạch. Nơi sinh sống của cả hai loại khá giống nhau.
Tam thất sống ở đâu? Chúng thường sống ở các vùng núi cao khu vực Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình, vùng núi cao Nghệ An, ưa ẩm và thích bóng râm mát.
Cấu tạo thân, lá và hoa của tam thất hoang gần giống tam thất bắc, như thân thẳng, 3-4 cuống lá, mỗi cuống gồm 7 lá và hoa mọc ở ngọn thân.
Khi non hoa có màu xanh, khi quả chín màu đỏ rực, có hạt màu trắng bên trong. Cả hai đều là cây lâu năm. Càng lâu năm càng cho hàm lượng dược tính cao. Chỉ khác một chút là củ tam thất hoang dài loằng ngoằng và có nhiều mắt.
Lá cây tam thất bắc cuống có từ 3-7 chét lá
Vì cấu tạo gần giống nhau nên cách trồng cây tam thất rừng, tam thất bắc và chăm sóc hai loài này khá giống nhau.
Từ hàng ngàn năm trước, loài cây này đã được sử dụng như một vị thuốc quý để điều trị, phòng bệnh hoặc tẩm bổ. Ngày nay, do sự phát triển mạnh của kinh tế, đời sống người dân được nâng cao, vì vậy sản phẩm này ngày càng được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.
Hiện nay, loại thảo dược quý này là một trong những món ăn – vị thuốc có giá rất cao, lên tới cả triệu đồng mỗi kilogam. Tuy nhiên chúng vẫn được nhiều người tìm mua để chăm sóc sức khỏe hoặc làm quà biếu, tặng sang trọng, ý nghĩa.
Bạn có thể mua cây tam thất giống tại các trang trại ở vùng Tây Bắc để có loại chuẩn nhất: VD như Lào Cai…
Thành phần quan trọng nhất chính là các saponin. Hoạt chất này vốn có trong rất nhiều loài thực vật khác, tuy nhiên, chúng lại đặc biệt cao ở loài cây này.
Loại cây già, được trồng lâu năm, hàng lượng saponin có thể lên đến 12%. Nhờ hàm lượng này, cây này mang tới rất nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe như kháng nấm, kháng khuẩn và ức chế virus gây bệnh.
Ngoài ra, chúng còn khả năng hoạt huyết, chống oxy hóa mạnh, giảm đau, an thần, chống mệt mỏi, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, tăng cường sinh lực nam giới… và rất nhiều lợi ích khác nữa.
Cây tam thất rừng có cấu tạo gần giống cây tam thất bắc, khác chủ yếu là hình dạng của củ
Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều thành phần quan trọng khác như flavonoid, một chất cần thiết cho hoạt động của hầu hết các tế bào; Các vitamin và khoáng chất và 16 loại acid amin cần thiết cho cơ thể.
Vì vậy bên cạnh khả năng điều trị, chúng còn có tác dụng đại bổ nguyên khí, tăng lực, tăng sức đề kháng tương tự như nhân sâm. Nhưng khác với nhân sâm (tác dụng theo hướng đi vào các nội tạng quan trọng), nó có tác dụng theo hướng vào âm huyết là chính, như hoạt huyết, bổ máu, phá vỡ ứ huyết, rút ngắn thời gian đông máu.
Vì vậy, sản phẩm đặc biệt tốt cho việc cầm máu, lưu thông khí huyết, tiêu sưng, tiêu viêm, sửa chữa các tổn thương, hạn chế sự di căn của những tế bào gây ung thư…
Đặc điểm của cây tam thất
Loại cây này phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở nước ta, chúng thường mọc hoang ở những nơi có độ cao từ 1200m – 1700m, tại các tình như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, vùng núi cao Nghệ An…
Bên cạnh đó với nhiều tác dụng cho sức khỏe cũng như kinh tế, loài cây này hiện đã được nhân giống và trồng rộng rãi trong nhà dân và nhiều đơn vị kinh tế hoặc sản xuất dược liệu khác nhau.
Khu vực trồng nhiều cũng chủ yếu thuộc các tỉnh như trên, nơi có điều kiện thổ nhưỡng lý tưởng để cây sinh trưởng, phát triển cũng như có giá trị dược tính cao nhất. Tuy nhiên hiện cũng được nhân rộng, trồng tại nhiều tỉnh miền núi và trung du những khu vực miền Trung, Tây nguyên.
Cây tam thất rất thích bóng dâm
Đây là loài cây ưa ẩm và ưa bóng râm. Chúng chỉ sinh trưởng tốt ở khu vực vùng núi cao có độ dốc nhẹ, quanh năm mát lạnh. Cây chỉ ưa ánh sáng dịu, phát triển tốt dưới tán rừng hoặc nhà lưới. Độ che phủ 70%, độ chiếu sáng chỉ 30% là lý tưởng nhất.
Cây tam thất bắc ưa ẩm, vì vậy cần nơi có nhiều mùn (thảm cây mục) để giữ ẩm. Cây từ năm thứ 3 có thể thu hoạch củ, nhưng lý tưởng nhất là 7 năm sẽ cho hàm lượng dinh dưỡng và dược tính tối đa. Với hoa, nụ hoa cây 3 năm có thành phần saponin cao gấp đôi so với cây 1 và 2 năm.
Cách trồng tam thất rừng và tam thất bắc
Chuẩn bị cây giống tam thất
Giống cây tam thất bạn có thể chọn mua củ mầm (loại mầm cây mọc trên củ) hoặc cây giống non (loại đã được ươm từ 6 tháng đến 1 năm). Ngoài ra bạn có thể chọn mua hạt về tự ươm (cách này giá rẻ hơn, phù hợp với những người đã có kinh nghiệm ươm).
Chọn hạt giống tam thất bắc chín, chắc, mẩy và nặng hạt
Về kỹ thuật ươm mầm, bạn cần chú ý: Chọn hạt giống ở cây có tuổi đời từ 3 năm, hạt chín, mẩy, chắc và nặng hạt. Xử lý hạt trước khi gieo bằng cách ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, đạt nhiệt độ 54 độ C. Ngâm trong 48 giờ rồi mang đi gieo. Gieo trực tiếp ra vườn ươm với đất tơi xốp và phân lót đã làm sẵn.
Chuẩn bị đất gieo hạt trồng tam thất: Đất cần được làm sạch cỏ, làm ải để xử lý nấm, kiến và sâu bệnh gây hại. Cày đất kỹ và làm đất thật nhỏ, nhuyễn, tơi xốp rồi đánh luống, giúp đất có khả năng giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Bón lót cho đất bằng phân chuồng hoai mục.
Chuẩn bị đất trồng cây tam thất
Sau khi làm đất xong, cho đất nghỉ 15-20 ngày để diệt sạch sâu bệnh mới tiến hành gieo hạt.
Thời gian, gieo từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Khoảng 1 tháng sau, cây con nhú lên và đâm chồi. Lúc này, tiếp tục phun sương hàng ngày để giữ độ ẩm cho đất. Sau khi cây phát triển, tầm tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau là có thể bứng đi trồng.
Thời vụ trồng cây tam thất bắc tốt nhất là vào mùa xuân, khi có những cơn mưa phùn. Các thời điểm khác trong năm cũng có thể trồng, tuy nhiên bạn chú ý về nhiệt độ, độ ẩm và làm đất kỹ hơn để đảm bảo cho cây phát triển tốt.
Mầm cây tam thất và ngày tuổi
Cải tạo đất trồng
Làm sạch cỏ dại và các tàn dư thực vật có hại cho đất. Cày xới nhiều lần để đất tơi xốp, sau đó phun thuốc diệt cỏ và sâu bệnh gây hại. Bón phân hữu cơ hoai mục để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất. Phơi nắng khoảng 7-10 ngày để diệt sạch nấm, mầm bệnh.
Tiếp đó, bạn tiến hành lên luống. Lên luống rộng 1,5m. Độ cao luống từ 30-50cm, có độ dốc nhẹ. Giữa các luống với nhau để cách nhau 50cm.
Đào lỗ trồng tam thất sâu 15cm. Mật độ trồng là 20x20cm/cây. Tức 1 mét vuông trồng từ 16-20 cây. Ở giữa mỗi luống chôn cọc làm giàn che. Cọc cao 1,8 đến 2 mét. Ngoài ra cần chuẩn bị các nguyên liệu tạo thảm mục như lá khô, hay rơm, trấu…
Đất trồng cây tam thất cần cải tạo kỹ, đảm bảo độ tơi xốp, độ dốc và sạch mầm bệnh
Kỹ thuật trồng cây tam thất
Sau khi chuẩn bị đất và đào lỗ, bạn cho cây đã bứng vào trồng. Sau khi lấp đất, bạn dải lá cây khô, rơm khô hoặc trấu lên. Cuối cùng tiếp hành làm giàn che để tạo bóng râm, giúp cây phát triển tốt nhất.
Dải lá khô tạo độ ẩm cho cây tam thất
Kỹ thuật chăm sóc
Cây tam thất bắc là cây ưa ẩm, vì vậy cần thường xuyên tưới nước cho cây. Trong quá trình chăm sóc, bạn cũng cần thường xuyên làm cỏ, bón thúc. Cỏ sau khi đã dọn, đem phơi khô rồi ủ lại quanh gốc cây để luôn duy trì thảm mục và độ ẩm cho đất.
Giai đoạn 3 năm đầu tiên, đây là giai đoạn cây cần dinh dưỡng nhiều để phát triển thân lá, ra hoa. Vì vậy cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón các loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra mỗi năm nên bón thúc ít nhất một lần bằng phân hữu cơ hoai mục.
Giai đoạn tiếp theo, lúc này cây cần tập trung để nuôi củ vì vậy cần tăng bón phân hữu cơ, phân vi sinh để tăng dinh dưỡng, tăng lượng mùn, giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện để củ phát triển to hơn.
Cần thường xuyên dọn dẹp cỏ để phòng ngừa bệnh tật cho cây
Những lưu ý khi trồng, chăm sóc cây tam thất
– Đây là cây ưa ẩm vì vậy cần thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây
– Cỏ dại phát triển cũng là mầm mống của nhiều loại sâu bệnh. Vì vậy cần làm cỏ vun luống thường xuyên định kỳ mỗi 2 lần/tháng.
– Thối rễ và củ là bệnh rất thường gặp ở cây tam thất. Bệnh rất khó chữa, lây lan bệnh nhanh, vì vậy ngay từ đầu bạn cần phải phòng bệnh cho cây bằng cách làm kĩ đất, dải vôi sát trùng để diệt trừ nấm, vi khuẩn; bố trí mật độ cây và luống phù hợp.
Lưu ý khi trồng cây tam thất
– Cây tam thất bắc khi còn nhỏ cần nhiều bóng râm, ít ánh sáng. Tuy nhiên khi cân trưởng thành, bạn có thể nâng lên 50 – 60% ánh sáng để cây phát triển, ra hoa và củ tốt nhất
– Có một số loại sâu gây hại như sâu ngài đêm đen, sâu xanh. Để hạn chế sâu bệnh, cần làm sạch cỏ dại, kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và diệt trừ sớm.
Quý khách có thể xem thêm các bài viết liên quan:
- Giá cây tam thất, giá cây giống tam thất bắc là bao nhiêu?
- Nơi bán cây tam thất bắc, mua giống cây tam thất bắc ở đâu?
- Cây tam thất ngâm rượu tác dụng gì? Cách làm chuẩn nhất?
Trên đây là cách trồng cây tam thất rừng, tam thất bắc hiệu quả. Với những hướng dẫn cơ bản trên, hi vọng bạn đã có thể tự làm chủ được kỹ thuật trồng và chăm sóc loài dược liệu quý và cũng khá khó tính này.