Cách đo huyết áp tại nhà theo hướng dẫn bộ Y tế?
Giữ huyết áp ổn định là cách quan trọng để phòng tránh những tai biến nguy hiểm. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà theo hướng dẫn Bộ Y tế. Đây là cách vừa đơn giản, vừa thuận tiện giúp bạn tự theo dõi sức khỏe và kiểm soát tốt huyết áp của mình.
Vì sao và khi nào cần đo huyết áp tại nhà?
Trước khi xem cách đo huyết áp tại nhà theo hướng dẫn bộ Y tế, hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao nên thực hiện đo huyết áp tại nhà.
Tăng huyết áp là một căn bệnh phổ biến. Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người bị cao huyết áp khi vào tuổi 40.
Thậm chí tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hóa. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng trong hầu hết các trường hợp người bệnh hầu như không có triệu chứng.
Vì vậy rất nhiều người không hề biết rằng mình đang bị bệnh. Do đó các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đo huyết áp hàng năm để tầm soát bệnh.
Đo huyết áp tại nhà giúp kiểm soát tốt căn bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm
Đối với người có tiền sử huyết áp (cao huyết áp, huyết áp thấp), người già có nguy cơ cao huyết áp… thì cần được theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên hơn. Điều này sẽ giúp các đối tượng này kiểm soát được huyết áp của mình, từ đó có kế hoạch làm việc, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Quan trọng hơn, người bệnh sẽ kịp thời phát hiện những bất thường của huyết áp như quá cao hay quá thấp để điều trị, tránh những tai biến nguy hiểm. Với công cụ đo huyết áp tại nhà, người có vấn đề về huyết áp cũng có thể yên tâm, không còn bị tâm lý căng thẳng, lo lắng thái quá về bệnh tật của mình nữa.
Theo khuyến cáo, những đối tượng từ 30-40 tuổi nên đo huyết áp khoảng 1 -2 tháng/lần. Nếu thấy huyết áp biến động bất thường dù chỉ một chút thôi cũng cần phải tăng số lần đo lên, ví dụ mỗi tuần 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần.
Còn đối với những người đã được khẳng định tăng huyết áp hoặc có tiền sử tăng huyết áp thì cần tăng số lần đo lên, tốt nhất là mỗi ngày một lần. Những trường hợp đặc biệt, nguy cơ cao thì bác sĩ có thể yêu cầu đo 2-3 lần/ngày.
Cách đo huyết áp tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Nguyên lý của máy đo huyết áp là gì?
Huyết áp là sự kết hợp của hai chỉ số:
Tâm thu, là lúc áp lực của máu lên động mạch cao nhất, khi tim đang trong tình trạng co bóp để bơm máu (còn gọi là huyết áp tối đa).
Tâm trương, là áp lực máu lên động mạch xuống thấp nhất, khi tim nghỉ và đầy máu (còn gọi là huyết áp tối thiểu).
Huyết áp tâm thu bình thường là 90-140 mmHg. Huyết áp tâm trương là 60-90 mmHg.
Nguyên lý khi đo huyết áp là quấn quanh một túi lực bơm hơi vào phần trên của một cánh tay. Túi được kết nối với bộ phận máy đo huyết áp.
Máy sẽ tạo áp suất không khí nén lên túi khí, dẫn đến động mạch chính trên cánh tay bị nghẽn, không lưu thông được máu nữa. Sau đó máy sẽ xả hơi dần dần và tự động ghi lại những chỉ số trên động mạch, bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Các chỉ số này sẽ giúp đánh giá huyết áp của bạn bình thường hay bất thường.
Trong đó huyết áp tâm thu là tính từ thời điểm máu bắt đầu có thể đi qua từ động mạch chính khi sức ép ở băng cao su giảm dần. Huyết áp tâm trương tính từ thời điểm băng cao su mở hoàn toàn và máu có thể tự do lưu thông trong động mạch.
Những quy định chung khi đo huyết áp
Khi học cách đo huyết áp tại nhà cần chú ý những điểm sau:
– Huyết áp có thể tăng hơn một chút khi bạn hoạt động nhiều, vận động mạnh. Vì vậy nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút trước khi đó để kết quả chính xác nhất.
– Nếu bạn đo mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng 1 lần cũng nên đo cùng một thời điểm trong ngày. Không nên đo bất kỳ thời điểm nào.
– Vị trí đo huyết áp thường là ở phần trên của cánh tay trái. Tuy nhiên trong một số trường hợp có chỉ định của bác sĩ, hoặc một số máy sẽ yêu cầu đo ở vị trí khác nhau. Do vậy khi ghi kết quả, bạn cần chú ý ghi rõ cả vị trí đo.
– Khi bạn đo huyết áp ở bất kỳ vị trí nào cũng cần tìm ra động mạch của vị trí đó.
– Cần bơm hơi liên tục lên túi khí. Không được dừng lại giữa chừng rồi bơm tiếp vì kết quả sẽ thiếu chính xác.
– Khi xả hơi, bạn cũng cần xả liên tục, không được tự ý dừng lại, cho đến khi kim hoặc cột thủy ngân về đến đúng vị trí số 0.
Chuẩn bị dụng cụ đo huyết áp
– Máy đo huyết áp: Đây là phần quan trọng nhất. Hiện nay trên thị trường chủ yếu có 3 loại máy gồm máy đo huyết áp thủy ngân, máy đồng hồ và máy điện tử.
Máy thủy ngân cho kết quả rất chính xác nhưng sử dụng khá cồng kềnh, vì vậy hiện nay ít dùng.
Máy đồng hồ cơ tiện sử dụng như độ chính xác không thực sự cao do phụ thuộc vào kỹ thuật đo và khả năng nghe của người sử dụng.
Hiện nay cách đo huyết áp tại nhà đơn giản nhất đó là sử dụng máy đo điện tử, do cách vận hành đơn giản, không cần sử dụng đến ống nghe tim phổi và cho kết quả rất chính xác. Máy này mọi đối tượng đều có thể sử dụng được.
Sử dụng máy đo huyết áp điện tử là cách đo huyết áp tại nhà được nhiều người sử dụng
– Túi hơi (hay băng quấn tay) khi đo huyết áp. Nên chọn túi hơi phù hợp với kích cỡ tay của từng người. Băng quấn quá nhỏ trong khi tay quá to có thể làm sai lệch kết quả lên tới 10-25mmHg.
– Ống nghe tim phổi (nếu là máy đồng hồ)
Quy trình đo và cách đo huyết áp tại nhà
Ngồi đúng tư thế
Người được đo huyết áp cần ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ở vị trí ngang với tim.
Ngồi thẳng lưng, lưng tự vào ghế.
Hai chân buông thõng và chạm hoàn toàn xuống đất, không được bắt chéo nhau.
Chân bắt chéo có thể làm sai lệch chỉ số, làm tăng 2 – 8 mmHg.
Lưu ý:
– Cánh tay phải có một vật phẳng, ví dụ như bàn làm điểm tựa. Nếu không có điểm tựa này, chỉ số có thể sai lệch, làm tăng lên đến 10 mmHg.
– Không được để cánh tay cao hơn so với tim vì chỉ số huyết áp có thể thấp. Cũng không được để ở vị trí thấp hơn so với tim thì áp suất máu có thể tăng cao hơn.
– Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể được đo ở tư thế nằm hoặc đứng tùy tình trạng bệnh. Trong đó người cao tuổi và người đái tháo đường nên được đo ở tư thế đứng. Cách này sẽ giúp xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.
Đặt dải quấn của máy đo
Mỗi máy đo đều có hướng dẫn cụ thể về vị trí đặt cũng như mức độ đóng chặt của dải băng quấn. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Chú ý quấn băng đủ chặt. Vòng băng đo huyết áp ngang với tim.
Bép dưới cùng của băng đó nên cách nếp gấp khuỷu tay 2cm. Máy cũng ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang với tim.
Quấn vào tay trần vì áo chèn băng quấn sẽ làm tăng 5 – 50 mmHg.
Đối với máy đo không phải là máy tự động
Trong trường hợp không dùng máy đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạch của cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi quấn băng và bơm, đến khi không còn thấy mạch đập nữa thì tiếp tục bơm thêm 30mmHg rồi mới xả hơi.
Xả với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên. Huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.
Một số hướng dẫn quan trọng khi thực hiện cách đo huyết áp tại nhà
– Ở lần đo đầu tiên, cần đo cả hai cánh tay. Huyết áp ở tay nào cao hơn sẽ sử dụng để đo và theo dõi huyết áp trong những lần tiếp theo.
– Mỗi lần nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu từ 1-2 phút. Nếu chỉ số ngang nhau hoặc chênh nhau nhỏ thì không cần đo lại. Nhưng nếu chỉ số chênh nhau trên 10mmHg thì nên đo lại một vài lần nữa. Mỗi lần đo lại bệnh nhân nên nghỉ hoàn toàn tối thiểu 5 phút. Khi đó, chỉ số huyết áp chính xác là phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
Tư thế ngồi đúng và những lưu ý quan trọng cần nhớ khi đo huyết áp tại nhà
– Không nói chuyện khi đang đo huyết áp để tránh mất tập trung (điều này có thể làm tăng thêm 10mmHg).
– Không uống rượu bia, chất kích thích trong vòng 2 giờ trước khi đo huyết áp
– Không hoạt động mạnh hoặc tập luyện thể lực trong vòng 30 phút trước khi đo huyết áp. Nghỉ ngơi hoàn toàn trong ít nhất 5 phút.
– Đi vệ sinh để giải phóng bàng quang trước khi đo, vì bàng quang đầy có thể làm tăng thêm 10 mmHg.
– Trong trường hợp nghi ngờ kết quả, bạn có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc máy đo huyết áp tự động 24 giờ.
Cách đọc chỉ số huyết áp khi đo huyết áp tại nhà
Sau khi đo huyết áp, bạn cần ghi lại các số đo dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương, đơn vị mmHg. (ví dụ 130/85). Lưu ý không làm tròn số quá hàng đơn vị.
Cách đọc chỉ số huyết áp như sau:
– Chỉ số huyết áp bình thường: Là chỉ số mà huyết áp tâm thu không vượt quá 130mmHg, và huyết áp tâm trương không vượt quá 85mmHg. Cụ thể: Huyết áp tâm thu từ 90-130 mmHg; Huyết áp tâm trương: 60-85 mmHg.
– Chỉ số huyết áp thấp: Nếu chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg, thì đây là dấu hiệu của tình trạng huyết áp thấp.
– Chỉ số huyết áp cao: Chỉ số huyết áp cao có nhiều cấp độ khác nhau theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cụ thể:
- Huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và (hoặc) huyết áp tâm trương từ 85-90 mmHg: Dấu hiệu tiền tăng huyết áp.
- Huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và (hoặc) huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg: Tăng huyết áp độ 1
- Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và (hoặc)huyết áp tâm trương 100-109 mmHg: Tăng huyết áp độ 2
- Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và (hoặc) huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg: Tăng huyết áp độ 3
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90mmHg: Tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Bạn nắm được cách đọc chỉ số huyết áp như vậy là có thể đo huyết áp tại nhà rồi nhé.
Bị huyết áp cao nên uống gì?
Huyết áp cao là một bệnh mãn tính tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Bệnh có thể gây tai biến khôn lường và để lại hậu quả nặng nề cho bản thân bệnh nhân cũng như người nhà.
Vì vậy kiểm soát tốt chỉ số huyết áp là cách quan trọng nhất để sống chung an toàn với bệnh cả đời.
Để duy trì chỉ số huyết áp ổn định, điều quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học.
Đặc biệt nếu kết hợp thuốc theo đơn cùng các sản phẩm từ thiên nhiên, có khả năng hỗ trợ kiểm soát và điều hoà huyết áp là điều vô cùng cần thiết.
Một trong những sản phẩm đặc biệt tốt đối với người cao huyết áp mà bệnh nhân nên quan tâm chính là tam thất. Đây là một loài thảo dược quý, được Đông y gọi là kim bất hoán (vàng không đổi được) nhờ những tác dụng hết sức kỳ diệu cho sức khỏe.
Đặc biệt, sản phẩm này có tác dụng làm giãn mạch, vì vậy giúp hạ huyết áp trong thời gian ngắn và duy trì huyết áp ổn định lâu dài. Sản phẩm này còn giúp ngăn chặn hấp thụ cholesterol, giảm cholesterol trong máu, vì vậy giúp phòng và hỗ trợ điều trị huyết áp, xơ vữa động mạch cũng như những biến chứng nguy hiểm mà bệnh cao huyết áp, tim mạch gây ra.
Tam thất là thảo dược đặc biệt cần thiết và hữu ích đối với bệnh nhân cao huyết áp
Tam thất còn giúp điều hòa đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ gan, bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, tăng cường lưu thông khí huyết. Vì vậy chúng giúp duy trì cơ thể dẻo dai và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Do đó đây là một trong những sản phẩm quý giá từ từ thiên nhiên, có thể hỗ trợ bệnh nhân cao huyết áp sống chung một cách hòa bình với căn bệnh cả đời.
Nếu bạn có tiền sử cao huyết áp hoặc có nguy cơ bị bệnh và cần mua tam thất để hỗ trợ điều trị bệnh, hãy liên hệ với Đặc Sản Xanh.
Là đơn vị nhiều năm cung cấp tam thất bắc, tam thất hoang uy tín trên thị trường, chúng tôi mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất và chuẩn nguồn gốc Tây bắc Việt Nam.
Sử dụng tam thất chất lượng cao, tuyệt đối an toàn tại Đặc Sản Xanh để yên tâm chúng sống hòa bình với cao huyết áp.
Hãy gọi ngay cho Đặc Sản Xanh để mua tam thất với giá ưu đãi nhé.
Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Bị cao huyết áp có tiêm vắc xin được không?
- Sơ cứu người cao huyết áp tại nhà khỏi cơn nguy kịch
- 11 loại nước uống cho người cao huyết áp giúp huyết áp an toàn
Lưu ý: Nội dung của bài viết có tính chất tham khảo. Để điều trị huyết áp hiệu quả và sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ cách đo huyết áp tại nhà theo hướng dẫn Bộ Y tế. Huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm, nên mọi gia đình nên trang bị một máy đo huyết áp và biết cách đo tại nhà để kiểm soát bệnh.