• 08:00 - 19:00
  • 0919563208
  • Đặc Sản Xanh 0

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được Bộ y tế cấp phép?

Bạn hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

Một trong những cách kiểm soát tốt huyết áp là sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Dưới đây là các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được Bộ Y tế cấp phép để bạn nắm rõ và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao là tình trạng áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch lớn hơn mức bình thường. Khi tim co bóp đẩy dòng máu đi nuôi cơ thể, luôn luôn có một lực tác động nhất định của máu lên thành động mạch.

Có 2 chỉ số xác định huyết áp. Đó là huyết áp tâm thu (chỉ số đo áp lực của dòng máu khi tim co bóp), và huyết áp tâm trương (là áp lực của dòng máu khi tim đầy máu và dừng đập).

Ở người bình thường, huyết áp tâm thu dao động từ 90-140 mmHg, huyết áp tâm trương từ 60-90 mmHg. Thực tế, đây là mức huyết áp khi con người ở trạng thái bình thường.

Khi chúng ta hoạt động mạnh, như lao động nặng, tập luyện, xúc động mạnh, hoặc ngay cả khi uống rượu bia, hút thuốc lá, thì huyết áp cũng sẽ tăng cao hơn. Tuy nhiên, cơ thể luôn có cơ chế tự cân bằng.

Vì vậy, huyết áp sẽ nhanh chóng trở về mức bình thường khi chúng ta dừng lại và nghỉ ngơi.

Các nhóm thuốc điều trị cao huyết áp

Cao huyết áp tạo gánh nặng cho tim và làm tim suy yếu

Vậy thế nào được gọi là bệnh cao huyết áp? Huyết áp cao được gọi là bệnh khi chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương luôn cao hơn bình thường (vượt trên 140/90).

Chỉ số này luôn cao ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi, không làm việc hoạt động gắng sức, không bị tác động tâm lý hay xúc động mạnh. Trước khi tìm hiểu các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, bạn cần hiểu cơ bản về sự nguy hiểm của căn bệnh những như tầm quan trọng của việc sử dụng đúng đơn thuốc của bác sĩ.

Huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng. Chúng thường diễn tiến âm thầm nhưng gây tổn thương cho các bộ phận huyết mạch như động mạch, tĩnh mạch, tim.

Khi không được kiểm soát tốt, chúng sẽ làm suy yếu mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch (có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, suy tim) phình động mạch (có thể dẫn đến xuất huyết não). Ngoài ra các mạch máu bị suy yếu ở thận dẫn đến suy thận, ở mắt dẫn đến giảm thị lực, mù lòa.

Đặc biệt, khi bị tăng huyết áp đột ngột, tăng huyết áp cấp cứu, có thể dẫn đến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, cấp, phù phổi…

Vì vậy kiểm soát tốt huyết áp là điều có ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhân cao huyết áp. Điều may mắn là mọi người hoàn toàn có thể giữ huyết áp ổn định bằng cách sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Có khá nhiều loại thuốc điều trị được bán trên thị trường, tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp được Bộ Y tế cấp phép.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được Bộ Y tế cấp phép

Hiện có 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đã được Bộ Y tế cấp phép.

Nhóm thuốc lợi tiểu

Cơ chế chung của các loại thuốc thuộc nhóm lợi tiểu là làm tăng sự đào thải muối và nước. Nhờ đó chúng giảm áp lực lên tim mạch, giảm sức cản của mạch, từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn và làm huyết áp giảm xuống.

Loại này bao gồm một số thuốc như Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid, Sprironolacton, Amilorid, Triamteren…

Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Nhóm thuốc lợi tiểu giúp tăng đào thải muối và nước tốt cho điều trị tăng huyết áp

Loại này khi sử dụng sẽ gây một số tác dụng phụ như: Đi tiểu thường xuyên; Cơ thể yếu, chuột rút, chân tay yếu; Hạ canxi, magie, kali máu; Nam giới có thể gặp vấn đề rối loạn cương dương hoặc liệt dương; Lạm dụng thuốc cũng có nguy cơ bị bệnh gout (hiếm gặp); Đặc biệt, loại này làm tăng lượng đường trong máu nếu mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy chống chỉ định với người tiểu đường.

Nhóm thuốc chẹn Beta

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hay được sử dụng bao gồm nhóm thuốc chẹn Beta. Nhóm này gồm có các loại như Propanolol, Nadolol, Pindolol, Timolol, Atenolol,Labetalol, Nebivolol, Carvedilol Metoprolol, Bisoprolol…

Thuốc chẹn beta hoạt động theo cơ chế ức chế thụ thể Beta – giao cảm ở tim và ở mạch ngoại vi. Từ đó làm chậm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim và làm hạ huyết áp.

Loại này gây một số tác dụng phụ có thể có gồm: Tay chân lạnh, trầm cảm; Mệt mỏi, khó ngủ; Ho, thở khò khè, đau, nặng ngực hoặc khó thở; Rối loạn cương dương ở nam giới. Chống chỉ định đối với bệnh nhân suy tim, phụ nữ có thai.

Nhóm chẹn kênh Canxi

Loại này có 2 nhóm. Một nhóm hoạt động theo cơ chế giãn mạch ngoại vi mạnh, làm giảm sức cản mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó hạ huyết áp. Chúng bao gồm các thuốc như Amlodipine, Felodipine, Nifedipine, Nisoldipine, Isradipine…).

Một nhóm hoạt động theo cơ chế làm chậm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền nhĩ thất từ đó hạ huyết áp. Chúng bao gồm các loại thuốc như Verapamil, Diltiazem.

Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp

Nhóm thuốc chẹn kênh Canxi làm giảm sức cản của máu, giúp máu lưu thông tốt hơn

Một số tác dụng phụ của thuốc gồm: Đau đầu, chóng mặt, Rối loạn nhịp tim; Phù mắt cá chân và bàn chân; Táo bón.

Nhóm ức chế ACE (thuốc ức chế men chuyển)

Khi nói đến các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp không thể bỏ qua nhóm thuốc ức chế ACE. Nhóm này gồm các loại như Benazepril, Captopril, Enalapril, Fosinopril, Lisinopril, Perindopril…

Các thuốc này làm giảm huyết áp theo cơ chế ức chế quá trình chuyển angiotensin I thành angiotensin II, từ đó làm giảm sức cản ngoại vi đối với dòng máu. Thuốc này được ưu tiên điều trị trên bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường, bởi vì chúng tác dụng bảo vệ thận.

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ khác như: Mệt mỏi, kiệt sức, Phát ban, ho khan, huyết áp thấp, giảm vị giác.

Nhóm chẹn thụ thể angiotensin II

Các thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm này bao gồm các loại như Azilsartan, Candesartan, Eprosartan, Irbesartan, Losartan, Olmesartan… Chúng hoạt động theo cơ chế gắn vào các thụ thể angiotensin II và bất hoạt chúng, từ đó gây ức chế hệ renin – angiotensin.

Hệ này khi tăng cao vốn là một nguyên nhân gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Hệ renin – angiotensin ổn định giúp huyết áp nhanh chóng hạ xuống.

Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như Hạ huyết áp thế đứng, Lo âu, lú lẫn, trầm cảm, đau đầu, loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt, Ðau lưng, đau cơ, khó tiêu, tiêu chảy…

Nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương

Cần chú ý khi sử dụng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp tác động lên hệ thần kinh trung ương. Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế điều khiển một số tế bào thần kinh trung ương làm hạ huyết áp.

Nhóm này gồm có Reserpin, Methyldopa, Clonidin…

Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm: Gây trầm cảm; Hạ huyết áp tư thế; Làm huyết áp tăng vọt, gây nguy hiểm. Ảnh hướng đến tế bào gan vì gây tăng transaminase tạm thời; Có thể gây thiếu máu tán huyết.

Đây là nhóm có nhiều tác dụng phụ khá nghiêm trọng vì vậy hiện nay ít dùng.

Bị huyết áp cao nên uống gì?

Như vậy, có rất nhiều loại thuốc Tây có thể sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên như đã thấy, chúng có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Vì vậy để điều trị cao huyết áp lâu dài, bạn nên kết hợp sử dụng thêm một số liệu pháp từ tự nhiên. Một số sản phẩm từ thiên nhiên vừa giúp hạ nhanh và ổn định huyết áp hiệu quả bạn có thể tham khảo như uống tỏi, uống nước cần tây, uống sữa…

Đặc biệt tam thất là một trong số các vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều và cho hiệu quả cao.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Tam thất là vị thuốc quý hỗ trợ hạ huyết áp và duy trì huyết áp ổn định hiệu quả

Tam thất vốn là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng toàn diện với sức khỏe. Một trong những tác dụng rất có ý nghĩa của tác tam thất là tác dụng nhanh làm giãn mạch ngoại vi, làm rộng lòng mạch, tăng tính đàn hồi của thành mạch.

Bạn có thể tham khảo bài viết tác dụng của tam thất với sức khỏe.

Vì vậy uống một cốc trà tam thất giúp hạ huyết áp nhanh trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, tam thất còn làm giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Mặt khác, chúng còn có nhiều tác dụng có ý nghĩa khác như: Chống oxy hóa, tăng cường thanh lọc, thải độc, điều hòa đường huyết, giảm mỡ máu, an thần, cải thiện tâm trạng, chống căng thẳng, stress…

Vì vậy tam thất giúp cải thiện sức khỏe toàn diện và duy trì huyết áp ổn định dài lâu. Có thể nói đây là sản phẩm cần thiết cho mọi đối tượng dù đã mắc bệnh hoặc có tiền sử, có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Trà tam thất - Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Trà tam thất giúp duy trì và kiểm soát tốt huyết áp

Và nếu bạn có nhu cầu mua tam thất để chăm sóc sức khỏe bản thân hoặc thành viên bị tăng huyết áp trong gia đình, hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Xanh. Là đơn vị cung cấp tam thất uy tín nhiều năm trên thị trường, chúng tôi mang đến cho khách hàng các sản phẩm đảm bảo hoàn toàn về chất lượng, độ an toàn và giá cả phù hợp.

Gọi ngay cho Đặc Sản Xanh để được tư vấn và mua hàng với giá ưu đãi.

Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:

Lưu ý: Nội dung của bài viết có tính chất tham khảo. Để điều trị huyết áp hiệu quả và sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được Bộ Y tế cấp phép. Dù có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ kiểu soát huyết áp, tuy nhiên tác dụng phụ của chúng cũng khá lớn. Vì vậy, kết hợp với các liệu pháp từ thiên nhiên sẽ giúp bạn hạn chế dùng thuốc Tây nhưng vẫn giữ huyết áp ổn định.

Bạn hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

© Bản quyền thuộc về dacsanxanh.com.vn

0919563208