7 biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu bạn không thể bỏ qua
Tim mạch là bệnh lý phổ biến trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu lại rất khó nhận biết. Hầu hết các bệnh nhân đều ít hoặc không có triệu chứng khi mới mắc bệnh, nên việc phát hiện gặp nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, vẫn có có những dấu hiệu để chúng ta nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này.
Dấu hiệu của bệnh tim là gì?
Là bệnh lý phổ biến và có nguy cơ tử vong cao, bệnh tim mạch là các tình trạng bất thường liên quan đến sức khỏe của trái tim hay sự hoạt động của các mạch máu dẫn tới sự suy yếu khả năng làm việc của tim. Có thể kể đến các bệnh tim mạch như: Động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim… Trước khi tìm hiểu về biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu, bạn cần hiểu khái quát về những dấu hiệu điển hình và phổ biến của bệnh tim
Đau tức ngực, khó thở
Những dấu hiệu của bệnh tim mạch thường xảy ra ở trái tim và vùng ngực. Cảm giác thường thấy nhất là khó thở, đau ở tim hay đau thắt ngực. Đây là những triệu chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân tim mạch nào cũng mắc. Nguyên nhân là do lưu lượng máu tới tim giảm, vì vậy các tế bào cơ tim không nhận đủ oxy. Bệnh càng trở nặng, người bệnh càng cảm thấy khó thở hơn.
Đau ngực, khó thở là một trong những dấu hiệu thường thấy của bệnh tim
Rối loạn nhịp tim
Nhịp tim bất thường hay còn gọi là rối loạn nhịp tim cũng là biểu hiện của bệnh tim mạch. Tình trạng rối loạn nhịp có thể xảy ra thoáng qua chỉ vài phút hoặc ngắn hơn, xuất hiện thành từng đợt mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước đó. Tuy nhiên, một số loạn nhịp tim lại kéo dài nhiều giờ, thậm chí liên tục trong nhiều năm.
Hệ quả của việc tim đập lúc nhanh lúc chậm này là do hệ thống dẫn truyền nhịp trong tim bị tổn thương khiến tim co bóp không đồng bộ dẫn tới chức năng tim suy giảm dần
Suy nhược cơ thể
Những người có vấn đề về tim mạch luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, tim đập nhanh hơn giống như cảm giác hồi hộp, lo lắng. Nguyên nhân chính là do khả năng làm việc của tim bị kém đi, máu và oxy không được cung cấp đủ đến các cơ quan khác dẫn tới người bệnh luôn có tình trạng làm việc gì cũng phải gắng sức.
Ho dai dẳng hoặc khò khè, buồn nôn, chán ăn
Chức năng bơm máu của tim không hoạt động tốt dẫn tới tình trạng máu bị ứ lại, gọi là ứ dịch. Khi dịch bị ứ ở nhiều cơ quan như phổi sẽ gây ho mạn tính, thở khò khè, nếu ứ dịch ở gan, ruột gây chán ăn, buồn nôn.
Dịch bị ứ lại ở phổi gây ho, thở khò khè
Đi tiểu nhiều
Nguyên nhân của hiện tượng này cũng là do tình trạng dịch bị ứ đọng tại nhiều cơ qua sẽ di chuyển đến thận khi chúng ta nghỉ ngơi. Bởi vậy người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần hơn vào ban đêm.
Phù nề
Khi tim hoạt động không bình thường sẽ có triệu chứng bị phù nề. Nếu ấn vào sẽ thấy mềm và tạo ra vết lõm. Dấu hiệu phù xảy ra trong giai đoạn bệnh nhân bị suy tim cấp tính. Hiện tượng này do quá trình bơm máu diễn ra yếu và chậm khiến máu trở về tim bị ứ. Dấu hiệu bị phù do bệnh tim có thể ở mặt, mí mắt hoặc bàn chân,… Đây thường chưa phải là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu mà ở giai đoạn khá nặng, khi thận bị suy yếu rõ rệt.
Các cấp độ bệnh tim
Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, bệnh tim cũng có nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Người bệnh cần nắm được các triệu chứng và mức độ nguy hiểm của từng cấp độ để biết bệnh của mình đang diễn biến thế nào và có phương pháp điều trị ra sao.
Cấp độ 1: Là giai đoạn nhẹ nhất, còn gọi là giai đoạn dấu bệnh. Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu này là người bệnh vẫn hoạt động thể lực và sinh hoạt bình thường. Các biểu hiện của bệnh tim gần như không rõ rệt, không có dấu hiệu khó thở, đau tức hay mệt mỏi dù hoạt động mạnh.
Cấp độ 2: Ở giai đoạn này, người bệnh cảm thấy các hoạt động thể lực và sinh hoạt của mình có những hạn chế. Mặc dù vậy, khi không làm việc nặng, người bệnh vẫn thấy khỏe mạnh bình thường. Các triệu chứng mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực bắt đầu diễn ra khi cơ thể phải lao động nặng hay gắng sức.
Các triệu chứng mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực bắt đầu diễn ra ở giai đoạn 2 và nặng nề hơn ở giai đoạn 3
Cấp độ 3: Bệnh ở mức trung bình. Ở mức độ này, người bệnh đã bị hạn chế khá nhiều trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Dù bệnh nhân chỉ vận động gắng sức nhẹ thì các triệu chứng của bệnh tim mạch cũng sẽ xuất hiện như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp. Nếu được nghỉ ngơi thì các triệu chứng được thuyên giảm. Thường ở cấp độ 3, các bệnh nhân tim mạch đã bắt đầu phải nhập viện
Cấp độ 4: bệnh tim ở mức độ nặng nhất. Bất kể hoạt động tay chân hay sinh hoạt nào dù chỉ là nhẹ nhất, thậm chí ở trạng thái nghỉ ngơi, bệnh nhân vẫn thấy kiệt sức và không làm được gì. Các triệu chứng khó thở, đau tức ngực dồn dập. Cảm giác cửa tử gần trong gang tấc khi bị suy đa tạng do lượng máu và oxy không được cung cấp đủ. Tình trạng huyết ứ dẫn tới các cục máu đông, biến chứng dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu bạn nên để ý
Ở giai đoạn đầu gần như người bệnh không có những biểu hiện cụ thể. Bởi vậy rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, dù là mơ hồ, bệnh nhân tim mạch vẫn có những biểu hiện khác thường sau:
Khó chịu ở vùng ngực
Mặc dù đây là biểu hiện phổ biến của bệnh tim, thế nhưng khi người bệnh mới bị, cảm giác này chỉ thoảng qua và chưa hẳn là đau thật sự. Thường thì người bệnh có thể cảm thấy căng nóng, ép chặt lồng ngực tuy nhiên hiện tượng này nhanh chóng biến mất.
Đánh trống ngực
Đây là 1 biểu hiện sự bất thường của nhịp tim, Những người gặp tình trạng đánh trống ngực mô tả nó như sự “bỏ qua” nhịp tim, hoặc nhịp tim nhanh, rối loạn khác thường
Chóng mặt
Chóng mặt, choáng váng cũng được liệt kê vào 1 trong những dấu hiệu bệnh tim giai đoạn đầu. Do sự tuần hoàn máu giảm, não không được cung cấp đủ máu và lượng oxy cần thiết dẫn tới hiện tượng xây xẩm mặt mày, chóng mặt.
Chóng mặt, ngất xỉu là một trong những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu có thể xảy ra
Ngất xỉu
Ở nhiều trường hợp, ngất xỉu là do hoảng hốt, sợ sệt. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tim mạch khi lượng máu đến não và các cơ quan bị giảm đột ngột do sự co bóp của tim giảm. Do đó, cơ thể phải phản ứng lại bằng việc “tắt bớt” hoạt động của các cơ quan. Người bệnh rơi vào tình trạng mất ý thức tạm thời.
Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất xỉu, bao gồm: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi,…
Ngoài ra ngất còn có thể đến từ các nguyên nhân như thần kinh, chuyển hóa, vận mạch. Vậy nhưng, ngất xỉu do tim mạch là nguy hiểm nhất bởi đe dọa đến tính mạng con người.
Đau nhức khó giải thích
Cảm giác đau xuất hiện ở vùng bụng trên, hàm, vai, cánh tay hoặc lưng xảy ra mà không có lý do cụ thể, có thể là kết quả của bệnh động mạch vành. Đặc biệt, các cơn đau này xuất hiện trong lúc di chuyển nhưng lại biến mất khi ngồi yên hoặc nghỉ ngơi thì cũng có thể là dấu hiệu biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu.
Khó thở, hụt hơi
Khó thở thường là triệu chứng rối loạn về tim hoặc phổi. Suy tim và bệnh động mạch vành thường gây khó thở và hụt hơi. Bệnh nhân tim giai đoạn đầu thường chỉ cảm thấy khó thở khi làm việc gắng sức nhưng nếu được nghỉ ngơi sẽ khôi phục lại trạng thái bình thường. Một số khác sẽ gặp chứng khó thở ban đêm khi đột ngột thức dậy và thở hổn hển. Các bệnh khác về tim như bệnh van tim hoặc rối loạn nhịp tim, hô hấp cũng có thể gây ra hiện tượng khó thở.
Khó thở, hụt hơi cũng có thể là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu dù chúng thường chỉ rất nhẹ
Mệt mỏi và hay buồn ngủ vào ban ngày
Khi tim hoạt động yếu hơn, biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu vẫn có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, dù nhẹ. Mệt ở đây được hiểu là không thể tiếp tục hoạt động như mức của một người khỏe mạnh bình thường. Mặt khác, các bệnh nhân tim mạch đều gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ ban đêm dẫn tới lúc nào cũng thèm ngủ ban ngày. Bởi vậy, ngay khi gặp phải các dấu hiệu này, bạn cũng nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán đúng bệnh.
Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn cuối
Được xem là trạm dừng chân cuối cùng của bệnh tim mạch, bệnh tim giai đoạn cuối khiến người mắc thường xuyên phải đối mặt với các cơn ho kéo dài, khó thở, mệt mỏi. Đây là mức độ nặng nhất của bệnh tim khi ở cấp độ 4. Bệnh nhân không thể đáp ứng được phương pháp điều trị nội khoa nào, thời gian phải ở trong bệnh viện cũng nhiều hơn cùng với những biến chứng nguy hiểm.
Khoảng cách đến giai đoạn cuối của bệnh tim ở các bệnh nhân không giống nhau, có thể rất nhanh với người này nhưng lại chậm hơn ở người khác. Có thể kể đến những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn cuối như:
– Không muốn ăn uống gì
– Rối loạn giấc ngủ, giờ thức/ ngủ không cố định
– Huyết áp và nhịp tim bất thường
– Đi tiểu ít hơn và lượng nước tiểu giảm rõ rệt (khác hẳn giai đoạn trước, bệnh nhân đi tiểu đêm nhiều do các dịch bị ứ nên sẽ chạy về thận khi nghỉ ngơi)
– Tay chân lạnh, nhợt nhạt trông thấy do thân nhiệt xuống thấp
– Đặc biệt kiệt sức không thể rời khỏi giường
Bước vào giai đoạn cuối, người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, thời gian sống của họ rất khó đoán trước. Ở giai đoạn nà, việc động viên, chăm sóc sức khỏe tinh thần để bệnh nhân lạc quan là quan trọng hơn cả.
Khác hẳn với biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu, ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường kiệt sức không thể rời khỏi giường
Biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh có những dị tật liên quan tới cấu trúc tim ngay từ khi còn trong bào thai. Đây là một trong những dị tật phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và có tỷ lệ tử vong cao. Ở các nước phát triển, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh khoảng 0,8 – 1% trong số các trường hợp trẻ sinh ra còn sống.
Nguyên nhân của tim bẩm sinh có thể do di truyền hoặc do nhiễm độc, nhiễm bệnh trong thai kỳ. Nếu bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh tim bẩm sinh thì trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh. Hoặc người mẹ khi mang thai sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy thì em bé cũng có thể mắc bệnh tim bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh không rõ ràng nên phải theo dõi trẻ thường xuyên.
Biểu hiệu của bệnh tim bẩm sinh ban đầu thường không rõ ràng
Ở trẻ sơ sinh, các biểu hiện có thể như khó thở, thở nhanh, bú ít, bú ngắt quãng. Khi được vài tháng tuổi, trẻ sẽ có những biểu hiện rõ rệt hơn như ho thường xuyên, thở khò khè, có những triệu chứng giống viêm phổi.
Dấu hiệu bệnh tim mạch ở trẻ còn được nhận biết qua sự phát triển thể chất. Trẻ thường chậm phát triển, da xanh xao, hay vã mồ hôi, tay chân lạnh, khi trẻ khóc thì môi và đầu ngón chân/tay dễ chuyển sang tình trạng tím tái. Tình trạng này sẽ tăng lên khi bé khóc nhiều.
Bị bệnh tim nên uống gì?
Bệnh nhân dù có biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu hoặc giai đoạn nặng hơn vẫn cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, các loại hạt và cá biển như cá hồi. Trong cá hồi có chứa hàm lượng omega- 3 cao rất tốt để duy trì một trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm một số thảo dược thiên nhiên, ví dụ như tam thất.
Được biết đến là dược liệu quý, tam thất không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị được nhiều chứng bệnh như: ung thư, tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp, mất ngủ,…
Đối với bệnh tim mạch, tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, bồi bổ khí huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên.
Tam thất giúp làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị tim mạch hiệu quả
Đặc biệt các hoạt chất có trong loại thảo dược này còn giúp bảo vệ động mạch vành, ổn định đường huyết, huyết áp, tăng cường đào thải lượng cholesterol. Vì vậy tam thất giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ suy tim, xơ vữa động mạch.
Bệnh nhân tim mạch thường có các vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, chán ăn, suy nhược… Sử dụng tam thất sẽ giúp bồi bổ huyết khí, giúp máu lưu thông, hạn chế tình trạng cục máu đông, giúp người bệnh ngủ ngon giấc, kích thích ăn ngon, ngủ tốt.
Bệnh nhân khi bắt đầu có biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu nên bổ sung tam thất được bổ sung hàng ngày như một trong những biện pháp hỗ trợ bệnh tim tại nhà hữu hiệu.
Mỗi ngày uống 3 ấm trà tam thất (từ bột hoặc nụ hoa tam thất) giúp nâng cao sức khỏe tim mạch toàn diện và hạn chế bệnh tiến triển. Nếu bạn hoặc gia đình có người mắc bệnh tim các giai đoạn khác nhau, nên bổ sung tam thất hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Cách trị bệnh tim tại nhà nhanh, an toàn và hiệu quả
- Những loại thuốc chữa bệnh hở van tim hàng đầu hiện nay
- Top 5 cây thuốc nam chữa bệnh hở van tim tốt nhất hiện nay
Lưu ý:
– Nội dung của bài viết có tính chất tham khảo. Để điều trị bệnh tim hiệu quả và sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng tam thất cho trẻ em.
Trên đây Đặc Sản Xanh đã giới thiệu tới các bạn những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Thường thì trong giai đoạn này các triệu chứng còn mơ hồ nên khó phát hiện, bệnh nhân phải thường xuyên theo dõi sự bất thường của cơ thể để đi thăm khám kịp thời.