• 08:00 - 19:00
  • 0919563208
  • Đặc Sản Xanh 0

Bệnh tim có di truyền không? Các loại bệnh tim có khả năng di truyền

Bạn hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

Không ít trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh và cũng không ít gia đình có nhiều người cùng bị mắc bệnh tim. Vậy thực tế bệnh tim có di truyền không? Dưới đây chúng tôi sẽ giải quyết cụ thể thắc mắc của bạn.

Bệnh tim là gì?

Trước khi tìm câu trả lời bệnh tim có di truyền không, bạn cần hiểu một chút về căn bệnh này.

Bệnh tim là một khái niệm rộng để chỉ rất nhiều loại bệnh liên quan đến sức khỏe trái tim và các mạch máu xung quanh trái tim. Đó là các bệnh liên quan đến sự bất thường của cấu trúc tim hoặc mạch máu khiến tim bị dị tật, tổn thương hoặc rối loạn hoạt động.

Do đó, bệnh tim bao gồm các bệnh như: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cơ tim phì đại, hẹp van tim, hở van tim, rối loạn nhịp tim, các bệnh tim bẩm sinh, suy tim…

Bệnh tim có di truyền không

Bệnh tim là khái niệm rộng để chỉ rất nhiều các bệnh liên quan đến các tổn thương hay rối loạn hoạt động của tim hoặc mạch máu

Khi trái tim không lành lặn hoặc chức năng làm việc của tim không đảm bảo sẽ làm khả năng bơm máu của tim kém. Điều này dẫn đến mọi cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động không hiệu quả, khiến sức khỏe của bệnh nhân bị giảm sút.

Ngoài ra, tim bị tổn thương, bơm máu kém còn có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng khó lường như suy tim, tắc mạch máu… Vì vậy đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, là nguyên nhân tử vong cao nhất trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam.

Yếu tố di truyền và bệnh tim mạch

Để hiểu được bệnh tim có di truyền không, trước hết đối với bệnh tim, mọi người cần ý thức rằng đây là bệnh chủ yếu do lối sống, sinh hoạt không lành mạnh hoặc do mắc các bệnh nhiễm trùng khác gây nên.

Vậy bệnh tim có di truyền không? Yếu tố di truyền của bệnh tim là có nhưng tỷ lệ không quá cao.

Thực tế chỉ một số loại bệnh tim có thể có tính chất gia đình như cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, hội chứng Brugada, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim… Đối với các bệnh trên, nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà, bị mắc một trong các bệnh này, thì anh chị em ruột, con cái của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ cao gấp 3 lần những người khác.

Liệu bệnh tim có di truyền hay không
Lối sống, sinh hoạt không lành mạnh là lý do chủ yếu gây bệnh tim, chứ không phải di truyền

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bố mẹ, người thân bị mắc thì những người khác đều sẽ mắc, mà còn tùy thuộc vào gen di truyền đó có xuất hiện ở đứa con hay là không.

Bên cạnh đó, người thân của những gia đình có người mắc bệnh tim có thể chủ động giảm bớt nguy cơ bị bệnh bằng cách khám tầm soát, thay đổi lối sống, sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh. Điều này có thể giúp duy trì trái tim khỏe và hạn chế khả năng bị mắc bệnh.

Các câu hỏi thường gặp

Bệnh tim có di truyền không?

Có một phần. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra người có người thân trong gia đình (ông bà, bố mẹ) từng bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ (trước tuổi 55 đối với nam và trước tuổi 65 đối với nữ) có nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ cao hơn những người khác.

Tuy nhiên, bệnh tim mạch là khái niệm rộng của rất nhiều bệnh tim cụ thể khác nhau. Trong đó chỉ một số bệnh có yếu tố di truyền như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, hội chứng Brugada, tim bẩm sinh…

Các bệnh tim khác chủ yếu liên quan đến lối sống nên không di truyền.

Một số bệnh tim có di truyền

Chỉ một số bệnh tim mạch có khả năng di truyền từ ông bà bố mẹ sang con, cháu

Bệnh tim có di truyền từ mẹ sang con?

Hầu hết bệnh lý tim mạch đều không phải là bệnh di truyền. Chỉ một số ít bệnh tim có yếu tố di truyền như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, tim bẩm sinh… Nếu ông, bà, bố mẹ mắc các bệnh tim này thì có cái cũng có khả năng bị mắc cao hơn.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa cha mẹ có gen gây bệnh thì con bị bệnh, bởi vì gen bị bệnh đó có thể truyền hoặc không truyền cho con.

Do đó, khi mang thai, bản thân người mẹ hoặc mẹ có tiền sử gia đình bị bệnh tim nên tầm soát bệnh cho thai nhi bằng cách siêu âm. Qua đó bác sĩ có thể chẩn đoán sớm, giúp cha mẹ chủ động “sửa chữa” sớm hoặc khuyến cáo để gia đình quyết định.

Bệnh tim có di truyền từ bố sang con?

Tương tự như người mẹ, người bố bị bệnh tim hoặc có tiền sử gia đình mắc một số bệnh tim có yếu tố di truyền như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, tim bẩm sinh… thì cũng có thể truyền cho con. Còn nhiều bệnh tim khác thì không bị di truyền. Do đó, khi mang thai, bố mẹ cần chủ động siêu âm để tầm soát sớm.

Khám để xem bệnh tim có di truyền không

Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh tim có khả năng di truyền thì khi mang thai nên siêu âm tầm soát sớm

Bệnh hở van tim có di truyền không?

Hở van tim hay hẹp van tim đều là những tổn thương trên van. Đây thường là hậu quả của bệnh thấp tim hoặc một số bệnh tim mạch khác.

Vì thế bệnh lý này không di truyền cho con cái.

Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không?

Bệnh tim bẩm sinh (gồm các bệnh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống thông động mạch, hẹp động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot…) là các dị tật của tim và các mạch máu xảy ra từ khi còn trong bào thai. Tình trạng này vẫn tồn tại sau khi trẻ sinh ra, lớn lên.

Cho đến hiện nay y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh. Bệnh này được xác định là một phần do gen, nhưng không có nghĩa là bố mẹ mắc tim bẩm sinh chắc chắn sẽ di truyền cho con.

Gen gây bệnh có thể có hoặc không truyền lại cho thế hệ sau.

Bệnh tim có di truyền một phần do gen

Bệnh tim bẩm sinh có một phần do gen nhưng không phải trẻ nào cũng có thể bị di truyền

Bệnh nhồi máu cơ tim có di truyền không?

Nhồi máu cơ tim bản chất đây không phải là một bệnh, mà là kết quả cuối cùng của một số bệnh lý tim mạch nào đó như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim… Vì vậy bệnh này không phải là bệnh di truyền.

Làm sao để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân tim mạch do di truyền?

Nhiều bệnh nhân bị bệnh tim do di truyền vẫn sống một cuộc sống bình thường và có tuổi thọ cao. Để đạt được điều đó, mọi bệnh nhân tim mạch đều phải thực hiện lối sống khoa học, điều độ, ăn uống lành mạnh.

Bệnh nhân cần hạn chế tối đa các chất kích thích (rượu, bia,thuốc lá…), hạn chế tối đa muối, thực phẩm nhièu dầu mỡ và cholesterol (thịt đỏ, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật).

Bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ, như rau, củ, quả, ngũ cốc, thị trắng. Bệnh cạnh đó, nên ăn thức ăn chứa nhiều axit béo omega 3 như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt như hạt bí, óc chó, hạt lanh, hạt điều…

Uống tam thất hỗ trợ điều trị bệnh tim bẩm sinh

Bổ sung thêm tam thất hoặc các loại thảo dược tốt cho tim mạch sẽ hỗ trợ duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân tim bẩm sinh

Ngoài ra, bệnh nhân nên bổ sung các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe trái tim, ví dụ như tam thất.

Tam thất có chứa nhiều dược chất quý có tác dụng hoạt huyết, tán máu ứ, giãn mạch, làm rộng lòng mạch. Vì vậy thảo dược này giúp máu lưu thông một cách dễ dàng, giảm huyết áp và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Tam thất còn có khả năng giảm cholesterol, làm vững thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, rất có ý nghĩa trong việc hạn chế sự tiến triển và các biến chứng của bệnh.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua tam thất để chăm sóc bệnh nhân tim mạch hoặc làm quà biếu, hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Xanh. Là đơn vị cung cấp tam thất uy tín trên thị trường nhiều năm qua, mọi sản phẩm của chúng tôi đều có nguồn gốc từ các tỉnh vùng núi cao Tây Bắc.

Sản phẩm đạt mọi tiêu chí quan trọng như già năm tuổi, được phơi sấy, bảo quản theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo hoàn toàn về chất lượng và an toàn. Tam thất tại Đặc Sản Xanh cũng có giá cạnh tranh bậc nhất thị trường.

Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:

Trên đây là bài viết trả lời thắc mắc bệnh tim có di truyền không? Hi vọng bạn đã hiểu được vấn đề và chủ động tầm soát tốt căn bệnh.

Bạn hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!

© Bản quyền thuộc về dacsanxanh.com.vn

0919563208