Bệnh hở van tim 2 lá là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Hở van tim, đặc biệt là bệnh hở van tim 2 lá là bệnh lý tim mạch thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là bệnh lý như thế nào? Nguyên nhân từ đâu? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Hở van tim là gì?
Quá trình bơm máu của tim và van tim cũng tương tự như hệ thống máy bơm nước và những chiếc van 1 chiều chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Khi máu từ tĩnh mạch về tim và tim co bóp máu đi nuôi cơ thể, van tim đóng vai trò giúp máu chỉ được lưu thông 1 chiều mà không thể chảy ngược trở lại tim.
Nếu không có van tim, máu sẽ không thể chảy đi nuôi khắp cơ thể được vì khi tim bơm máu, máu sẽ chảy hai chiều theo hướng chảy đi rồi chảy ngược lại về tim. Còn khi van tim bị hở, máu ít nhiều cũng sẽ chảy ngược về tim gây khó khăn cho quá trình bơm máu.
Van tim đóng không kín, làm dòng máu trào ngược về buồng tim
Vậy bệnh hở van tim là gì? Đây là tình trạng van tim không đóng kín được khiến máu sau khi bị tim co bóp đẩy ra thì một bộ phận chảy ngược về buồng tim. Do đó để bù đắp lại lượng máu bị trào ngược này để nuôi cơ thể, tim buộc phải làm việc nhiều hơn.
Các loại hở van tim
Trước khi tìm hiểu bệnh hở van tim 2 lá cũng như các loại hở van tim khác, bạn cần hiểu một chút về cấu tạo của các van tim. Một trái tim có cấu trúc gồm 4 ngăn, gồm 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở phía dưới.
Giữa các ngăn sẽ có hệ thống dẫn máu và các van nhằm đảm bảo máu chỉ đi một chiều. Cụ thể, giữa tâm thất
Theo đó, giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái có 1 van 2 lá. Van này đảm bảo máu đi 1 chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái rồi xuống van động mạch chủ.
Cuối cùng máu vào động mạch chủ và động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn thân. Giữa tâm nhĩ phải và tam thất phải có 1 van 3 lá.
Van này đảm bảo cho máu đi 1 chiều từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, rồi qua van động mạch phổi. Cuối cùng máu sẽ vào động mạch phổi và động mạch này dẫn máu lên phổi.
Như vậy trong trái tim sẽ có 4 van tim gồm van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Bệnh hở van tim vì vậy cũng có 4 loại tương ứng với 4 van tim.
– Bệnh hở van tim 2 lá: Một phần lượng máu chảy ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ trái.
– Bệnh hở van tim 3 lá: Một phần lượng máu chảy ngược từ tâm thất phải về tâm nhĩ phải.
– Hở van tim 3 lá – một dạng hở van tim phổ biến
– Hở van động mạch chủ: Một phần lượng máu chảy ngược từ động mạch chủ về tâm thất trái.
– Hở van động mạch phổi: Một phần lượng máu chảy ngược từ động mạch phổi về tâm thất phải.
Ngoài ra mỗi dạng hở van tim còn có 4 mức độ khác nhau gồm hở van 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Trong đó mức độ cuối cùng 4/4 là nặng nhất có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân
Bệnh hở van tim 2 lá là gì?
Van 2 lá là van nối liền tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường van này sẽ mở khi tim thu máu về, giúp máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái. Và chúng sẽ đóng kín lại khi tim co bóp đẩy máu đi, nhằm mục đích ngăn không cho máu chảy ngược từ tâm thất lên tâm nhĩ trái.
Do vậy, bệnh hở van hai lá là tình trạng 2 lá van đóng không kín, khi tim đẩy máu đi, khiến một phần máu bị chảy ngược từ tâm thất lên tâm nhĩ trái. Điều này một mặt khiến tim phải bơm máu nhiều lần hơn để bù đắp lại lượng máu bị trào ngược. Mặt khác, lượng máu bị trào ngược cộng với lượng máu bình thường đổ về làm tăng lượng máu ở tim, dần dần sẽ dẫn đến nhĩ trái hoặc thất trái bị giãn, gây nhiều nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Hở van tim 2 lá cũng có nhiều mức độ khác nhau. Bao gồm:
– Bệnh hở van tim 2 lá 1/4: Đây là tình trạng van tim không đóng kín khi tim co bóp nhưng mức độ nhẹ nhất. Mức độ hở chỉ khoảng 20%. nếu không có triệu chứng thì là hở van sinh lý. Trường hợp này chưa cần điều trị. nếu có triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau ngực thì là hiện tượng bệnh lý, cần được sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh.
Hở van 2 lá là tình trạng 2 lá van đóng không kín, làm dòng máu trào ngược từ thất trái về nhĩ trái khi tim co bóp.
– Bệnh hở van tim 2 lá 1.5/4: Đây cũng là tình trạng hở một mức độ tương đối nhẹ, mức độ hở chỉ nhỉnh hơn mức hở van ¼ một chút (trên 20%), chưa gây các triệu chứng nguy hiểm.
– Bệnh hở van tim 2 lá 2/4: Đây là mức hở trung bình. Van tim hở với tỷ lệ từ 30 – 40%. Lúc này, các hoạt động của tim vẫn đảm bảo, tuy nhiên cần được điều trị tích cực để bệnh không tiến triển nặng lên.
– Bệnh hở van tim 2 lá ¾: Đây là tình trạng hở ở mức độ nặng. Tỷ lệ hở lên trên 40% với nhiều biển hiện như khó thở, đau thắt ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi, ho khan… tất cả các triệu chứng đều xảy ra cùng lúc, dồn dập, khiến người bệnh sẽ phải nhập viện thường xuyên hơn. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần phải được thay van tim.
– Hở van tim 2 lá 4/4: Đây là tình trạng hở ở mức độ rất nặng với tỷ lệ hở rất cao. Người bệnh có thể bị suy tim, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp hoặc lên các cơn hen cấp tính, nguy cơ tủ vong cao. Vì vậy cần điều trị tích cực và thay van tim.
Nguyên nhân gây bệnh hở van tim 2 lá
Nguyên nhân gây hở van hai lá có thể cấp tính hay mạn tính.
Nguyên nhân cấp tính gây bệnh hở van tim 2 lá
Do một số bệnh như viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim cấp, thấp tim cấp, chấn thương… Các bệnh này gây thủng, rách van, đứt dây chằng dẫn đến hở van tim.
Nguyên nhân mãn tính
Do một số căn bệnh mãn tính như bệnh van hậu thấp; Bệnh thoái hóa van (gây giãn hoặc đứt dây chằng giữ lá van); Vôi hóa vòng van 2 lá (thường do xơ vữa động mạch, lão hóa); Do bệnh động mạch vành mạn (làm giãn vòng van 2 lá hoặc kéo căng dây chằng); Do các bệnh cơ tim (như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim hạn chế); Thiếu máu cơ tim; Tăng huyết áp; Di chứng sau nhồi máu cơ tim. Ngoài ra bệnh cũng có thể do bất thường van 2 lá bẩm sinh.
Triệu chứng bệnh hở van tim 2 lá
Triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Đối với bệnh nhẹ hoặc ngay cả mức độ trung bình cũng sẽ không có dấu hiệu đặc trưng. Vì vậy, nhiều bệnh nhân không hề biết mình bị bệnh trong nhiều năm. Nhiều trường hợp bệnh cũng không bị tiến triển thêm.
Các triệu chứng ở các giai đoạn sau thường tiến triển từ từ và ở giai đoạn nặng thường có các biểu hiện sau: Mệt mỏi mãn tính; mệt mỏi, hụt hơi tăng lên khi gắng sức; đau nhói ngực; hồi hộp, khó thở, thở hụt hơi; Đau thắt ngực; Thở khò khè rồi dần dần khó thở khi nằm đầu thấp, đột ngột khó thở khi nằm ngủ ban đêm, phải ngồi dậy, đi lại để thở.
Bệnh nhân còn có các triệu chứng như ho khan, ho ra máu, hoặc đờm có bọt màu hồng, tim đập nhanh và đập không đều, phù chân.
Ngoài ra nếu và hở van 2 lá cấp tính, bệnh nhân sẽ có các biểu hiệu dồn dập và nặng nề các triệu chứng như đột ngột đau ngực, khó thở dữ dội, có khi bị sốc tim dẫn đến tử vong.
Bệnh hở van tim 2 lá và cách điều trị
Dùng thuốc
Dùng thuốc là phương pháp phổ biến được sử dụng khi bệnh nhân có triệu chứng. Sử dụng thuốc nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng cũng như ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, gồm các thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông, thuốc huyết áp, thuốc làm giảm nhịp tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ để hỗ trợ phục hồi sức khỏe trái tim nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng
Dù điều này phụ thuộc và ý thức của bệnh nhân là chính, nhưng đây chính là phần quan trọng trong phác đồ điều trị của bệnh hở van tim. Một chế độ sinh hoạt, tập luyện và dinh dưỡng lành mạnh giúp làm chậm tiến trình hở của van tim.
Trước hết, bệnh nhân cần hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia… giảm muối, ăn nhạt, không tiêu thụ các thực phẩm nhiều muối như các loại dưa muối, thực phẩm đóng hộp, thịt xông khói, xúc xích… Hạn chế chất béo bão hòa và thực phẩm chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng…
Ăn nhiều cá, nhất là cá loại cá biển chứa nhiều axit béo omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích. Nên ăn 2 bữa/tuần. Ăn nhiều rau, củ quả, nhất là các loại có lợi cho sức khỏe tim mạch, như các loại đậu, ớt chuông, súp lơ, dưa hấu, táo, chuối, các loại hạt…
Bệnh cạnh đó, bệnh nhân cần tập thể dục nhẹ và đều đặn 30 phút mỗi ngày với các môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh… Lao động nhẹ nhàng, không nên gắng sức. Ngoài ra cần giữ cho tinh thần thoải mái, ổn định, tránh áp lực, lo lắng, căng thẳng.
Phẫu thuật hoặc thay van tim
Trong trường hợp hở van tim nặng, có các hiện tượng biến chứng như suy tim, rung nhĩ… thì bệnh nhân cần được can thiệp bằng phẫu thuật sửa hay thay van nhân tạo. Sau phẫu thuật chức năng của van tim hầu như sẽ được hồi phục lại hoàn toàn. bệnh nhân có thể sống được 20-30 năm nữa. Tuy nhiên cần thường xuyên tái khám để được theo dõi, tránh tái phát.
Câu hỏi thường gặp về bệnh hở van tim 2 lá
Bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?
Tùy vào mức độ của bệnh. Đối với bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thường sẽ không gây ra biến chứng. Bệnh nhân vẫn có cuộc sống sinh hoạt bình thường. tuy nhiên, bệnh nhân cần được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh diễn tiến nặng hơn. Còn nếu bệnh ở mức độ nặng thì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy tim, rung nhĩ, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Thuốc nam chữa bệnh hở van tim 2 lá
Khi bị bệnh hở van tim 2 lá, bệnh nhân cần được thăm khám để xác định mức độ của bệnh và được chữa trị kịp thời.
Nếu mức độ hở nhẹ hoặc trung bình chưa cần điều trị bằng thuốc hoặc chưa cần thay van tim, ngoài thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số loại cây thuốc nam để hỗ trợ điều trị bệnh.
Một số loại thảo dược có thể hỗ trợ điều trị rất hiệu quả như Đan sâm -Tăng cường năng lượng cho tim, bảo vệ cơ tim và mạch máu; Hoàng đằng – Thư giãn mạch máu và tăng tuần hoàn máu; Mạch môn – Chống viêm, chống đông máu; Tam thất – Giãn mạch máu, tan huyết khối, hạ huyết áp, tăng năng lượng trong tế bào cơ tim, phục hồi lưu lượng máu về tim…
Trong số các loại thảo dược trên, tam thất là vị thuốc quý nhất, hiệu quả cũng cao và toàn diện nhất.
Tam thất giúp phục hồi lượng máu nhanh chóng cho tim và ngăn ngừa biến chứng do cục máu đông
Tam thất vốn là vị thuốc đứng hàng đầu trong Đông y với khả năng hoạt huyết và tán máu ứ. Vì vậy chúng vừa thúc đẩy lưu thông máu trong toàn cơ thể, vừa tiêu trừ máu cục, máu đông.
Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giãn mạch, làm rộng lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Nhờ đó, tam thất tam thất giúp phục hồi lượng máu nhanh chóng cho tim và đưa máu đến nuôi các cơ quan trọng yếu khác một cách hiệu quả.
Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa tắc nghẽn do cục máu đông gây ra.
Mặt khác, cây tam thất còn có tác dụng làm giảm cholesterol và chống oxy hóa lòng mạch.
Từ đó chúng làm vững thành mạch, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch vốn là một thủ phạm chủ chốt gây bệnh tim, cao huyết áp và khiến các bệnh này trở nên trầm trọng hơn.
Tam thất còn là sản phẩm tác dụng bổ ích khí huyết, tăng năng lượng cho cơ thể nói chung và cho các tế bào cơ tim, giảm tình trạng viêm, giảm tổn thương của mô. Vì vậy thảo dược giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe trái tim hiệu quả.
Uống 2-3 ấm trà từ bột hoặc nụ hoa tam thất hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh hở van tim hiệu quả
Sử dụng tam thất thường xuyên giúp mang lại một trái tim khỏe, giảm áp lực bơm máu cho tim trong bệnh hở van tim 2 lá, cũng như giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện do bệnh tim.
Nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình có người bị bệnh tim hoặc bệnh hở van tim 2 lá, hãy liên hệ với Đặc Sản Xanh.
Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp tam thất đã xây dựng được uy tín trên thị trường cả nước, chúng tôi mang đến cho khách hàng các sản phẩm tam thất bắc, tam thất hoang chất lượng tốt, đảm bảo về độ sạch, an toàn, chuẩn hàng Tây Bắc Việt Nam và giá cả phù hợp nhất.
Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Nhịp tim chậm là gì? Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?
- Tim đập nhanh là bệnh gì, triệu chứng và cách chữa triệt để?
- Bệnh cơ tim giãn là gì, chẩn đoán bệnh và cách điều trị sớm
Trên đây là những thông tin về bệnh hở van tim 2 lá mà Đặc Sản Xanh chia sẻ cùng các bạn. Đây là một căn bệnh khi phát triển đến giai đoạn nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bệnh nhân cần đi khám bác sĩ, điều trị kịp thời và sử dụng sản phẩm bổ sung phù hợp để hạn chế sự tiến triển của bệnh.