Bệnh cơ tim giãn là gì, chẩn đoán bệnh và cách điều trị sớm
Bệnh cơ tim giãn là bệnh lý liên quan đến sự bất thường của kích thước buồng tim. Đây là bệnh như thế nào? Nguy hiểm ra sao? Các phương pháp nào điều trị hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Bệnh cơ tim giãn là gì?
Giãn cơ tim là bệnh lý mà cơ tim có sự bất thường dẫn đến sự giãn ra của các buồng tim, bắt đầu từ tâm thất trái. Cơ tâm thất bị mỏng đi và yếu dần. Điều này làm giảm khả năng co bóp của cơ tim thất trái hoặc thất phải và mất dần chức năng co bóp của cơ tim.
Bệnh tiến triển theo cơ chế, khi thất trái bắt đầu bị giãn, các buồng tim khác cũng sẽ giãn ra để giữ và bơm được nhiều máu nhất. Nhưng dần dần thì các buồng tim đều bị giãn rộng.
Lúc này các thành cơ tim yếu đi, không thể co bóp, bơm máu tốt như bình thường nữa.
Giãn cơ tim là khi cơ tâm thất bị mỏng và yếu dần đi làm giảm khả năng co bóp của tim
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, và thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh suy tim. Bệnh có tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong ở mức cao.
Bệnh có thể dẫn đến vấn đề về van tim, rối loạn nhịp tim, hình thành cục máu đông (do sự ứ trệ máu trong buồng thất).
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, phổ biến nhất là ở nam giới tuổi từ 20 – 50 tuổi. Tuy nhiên bệnh cũng có có thể xảy ra ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
Đa số trường hợp bị bệnh cơ tim giãn đều không xác định được nguyên nhân hoặc liên quan đến yếu tố di truyền (chiếm khoảng 25 – 50%).
Tuy nhiên người ta xác định được một số nguyên nhân liên quan như: Do các tác nhân độc hại (lạm dụng rượu, cocain); nhiễm một số kim loại độc như coban, chì, thủy ngân; Tác dụng phụ của một số loại thuốc; Một số căn bệnh như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Bệnh cũng có thể do cơ chế tự miễn dịch hoặc một số nguyên nhân khác như mang thai, thiếu thiamin…
Về triệu chứng, căn bệnh này thường khởi phát một cách âm thầm. Ở giai đoạn đầu, chúng gần như không gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người bệnh.
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn rối loạn nhịp tim, suy tim sẽ có các biểu hiện như: Mệt mỏi, khó thở khi hoạt động hoặc nằm xuống, dễ hụt hơi khi gắng sức, đau thắt ngực; Phù nề ở chân, mắt cá chân và bàn chân; Bụng phù to lên căng tức (do gan to), đi tiểu đêm, ngất hoặc xỉu, Có tiếng rì rào khi nghe nhịp tim.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim giãn
Bệnh giãn cơ tim là hiện tượng giãn tâm thất (chủ yếu là tâm thất trái) cùng với đó là rối loạn chức năng co bóp hoặc hay nạp đầy máu, nhưng không có tổn thương nguyên phát xung quanh tim.
Do vậy, bệnh nhân được xác định bị bệnh giãn cơ tim khi có dấu hiệu giãn buồng thất trái và suy giảm chức năng co bóp mà không tìm thấy các nguyên nhân thông thường như: các bệnh ngoài màng tim, thiếu máu cơ tim, bệnh động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, tăng huyết áp…
Bệnh giãn cơ tim là hiện tượng giãn tâm thất và rối loạn chức năng co bóp nhưng không có tổn thương nguyên phát xung quanh tim.
Điều trị bệnh cơ tim giãn
Điều trị bệnh giãn cơ tim là theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, nhằm mục đích làm chậm sự tiến triển và trong một số trường hợp còn giúp cải thiện tình trạng của bệnh.
Điều trị nội khoa
Điều trị bệnh giãn cơ tim bằng phương pháp nội khoa cũng tương tự như các phương pháp điều trị bệnh suy tim vì các nguyên nhân khác. Cụ thể là sử dụng thuốc theo chỉ định, thay đổi lối sống, sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng.
Đối với thuốc, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, giãn mạch. Cá loại thuốc này giúp khơi thông dòng máu, giúp máu dễ lưu thông máu, giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim, giảm độc tính lên tế bào cơ tim, giảm tích nước, giảm gánh nặng lên tim, điều hòa nhịp tim.
Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ sử dụng thêm các thuốc chống đông máu để chống huyết khối, phòng ngừa biến chứng tắc mạch. Các thuốc này giúp giảm nguy cơ biến chứng và tử vong ở người bệnh.
Bệnh nhân cơ tim giãn cần hạn chế tối đa lượng muối
Về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn nhạt, giảm tối đa muối và các thực phẩm mặn để giảm gánh nặng cho tim; giảm thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và nhiều cholesterol (như nội tạng động vật, thịt đỏ…).
Bệnh nhân cũng nên làm việc nhẹ, không làm việc nặng và tập luyện cường độ cao. Nên ăn nhiều các thực phẩm như chuối, cam quýt, dưa hấu, các loại đậu, ngũ cốc, yến mạch, rau xanh, nấm, cá và các loại thịt trắng.
Các thực phẩm này giàu chất xơ, sắt, kali, chất chống oxy hóa, giúp điều hòa nhịp tim, giảm cholesterol, cân bằng đường huyết, huyết áp, tăng đào thải nước và muối. Nhờ đó hỗ trợ ổn định và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Để điều trị nội khoa đạt hiệu quả, bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn, đồng thời tái khám theo đúng lịch.
Điều trị ngoại khoa
Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và có dấu hiệu nặng thêm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc đặt các thiết bị tạo nhịp, hỗ trợ tăng khả năng co bóp cho tim.
– Phẫu thuật tạm thời: Bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn cơ thất phì đại và thay van 2 lá. Cách này giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng, tuy nhiên không thay đổi được bản chất của cặn bệnh.
Bệnh nhân giãn cơ tim nặng có thể được chỉ định ghép tim
– Ghép tim: Ghép tim là biện pháp thay thế trái tim bị bệnh bằng một trái tim hoàn toàn khỏe mạnh khác. Đây là hình thức khó khăn và tốn kém, thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị suy tim nghiêm trọng, suy tim giai đoạn cuối. Phương pháp này khá hiệu quả với tỉ lệ sống trong vòng 1 năm là 90%, và hơn 50% bệnh nhân sống được hơn 20 năm. Đây cũng là phương pháp điều trị cuối cùng và tốt nhất đối với bệnh cơ tim giãn giai đoạn nặng.
– Đặt máy tạo nhịp: Những bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, chậm nhịp tim, bác sĩ có thể chỉ định đặt máy tạo nhịp để tăng khả năng co bóp cho tim.
Một số câu hỏi thường gặp
Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu?
Cơ tim giãn vốn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy tim. Vì vậy, đây là căn bệnh nặng, có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong khá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong sau 5 năm kể từ khi theo dõi bệnh là 35% và sau 10 năm lên tới 70%.
Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là sau 5 năm vẫn có khoảng 65% và sau 10 năm vẫn còn khoảng 30% bệnh nhân có cơ hội sống. Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thời điểm phát hiện bệnh.
Bệnh càng phát hiện sớm bệnh nhân càng có cơ hội được cứu sống. Ngoài ra, các yếu tố khác như các bệnh lý đi kèm, tuổi tác, lối sống… cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bệnh cơ tim giãn ở trẻ em
Giãn cơ tim là bệnh lý thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi từ 20 – 50 tuổi. Nhưng đôi khi bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh ở tré đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta tìm ra các yếu tố nguy cơ có thể gây nên căn bệnh ở trẻ như tắc nghẽn động mạch chủ, Bất thường ở động mạch vành trái, nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra còn có thể do các vấn đề khác như rối loạn nhịp tim, tắc nghẽn mạch vành, các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa; Ngoài ra, còn có một tỷ lệ tương đối cao do yếu tố di truyền.
Triệu chứng bệnh cơ tim giãn ở trẻ em
Giai đoạn đầu khi mới khởi phát, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, trẻ có thể có các biểu hiện sau: Đau tức ngực, khó thở và khó thở nặng thêm về đêm, ho nhiều, kéo dài, chán ăn, mệt mỏi. Trẻ nhũ nhi có thể có dấu hiệu bỏ bú, quấy khóc. Ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện như phù sưng bàn chân và mắt cá chân; Đánh trống ngực, mạch nhanh hoặc không đều, đi tiểu ít hơn. Một số trẻ có thể nổi tĩnh mạch cổ nổi.
Tuy nhiên các dấu hiệu này có thể dễ bị nhầm lẫn với rất nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, nên cho trẻ đi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh.
Triệu chứng bệnh cơ tim giãn ở trẻ sơ sinh
Cũng như triệu chứng chung của bệnh giãn cơ tim ở trẻ em, giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát hoặc trẻ bị bệnh bẩm sinh thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, trẻ có thể có các biểu hiện như khó thở thường xuyên và càng khó thở hơn về đêm.
Trẻ ho nhiều và ho kéo dài, đau tức ngực. Những triệu chứng này có thể khiến trẻ khó chịu, bỏ bú quấy khóc; Trẻ cũng có thể có dấu hiệu khác như phù bàn chân và mắt cá chân; đánh trống ngực, mạch nhanh hoặc không đều, đi tiểu ít.
Bệnh cơ tim giãn có nguy hiểm không?
Đây là một căn bệnh nguy hiểm với tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là khi cơ tim giãn ra và giảm dần chức năng co bóp dẫn đến suy tim ứ huyết nặng hoặc rối loạn nhịp tim và dẫn đến tử vong.
Vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị, bệnh nhân sẽ có cơ hội được cứu sống nhiều hơn.
Cơ tim giãn là bệnh nguy hiểm với tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao
Biến chứng của bệnh cơ tim giãn?
Căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim (tim không thể cung cấp máu cho cơ thể hoạt động bình thường); Hở van tim (khiến máu chảy ngược chiều mỗi khi tim cần co bóp tống máu ra ngoài); Phù toàn thân, đặc biệt là ứ dịch và phù trong phổi và bụng; Rối loạn nhịp tim (tăng nguy cơ ngưng tim và đột tử); Hình thành cục máu đông (gây tắc nghẽn lòng mạch và tắc nghẽn mạch máu tại nhiều cơ quan như tim, phổi, thận, não, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Bệnh cơ tim giãn nên bổ sung gì?
Lối sống và dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tim nói chung và bệnh cơ tim giãn nói riêng. Trong đó, dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ nhiều trong quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân.
Vì vậy, ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bệnh nhân tim mạch như đã nói ở trên, bạn nên sử dụng thêm một số thực phẩm hỗ trợ, có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu, giảm khả năng hình thành cục máu đông. Một trong những sản phẩm thiên nhiên có hiệu quả mà bạn nên ưu tiên sử dụng, đó là tam thất.
Tam thất giúp kích thích lưu thông máu, tán máu ứ, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, vì vậy hạn chế biến chứng do tắc nghẽn mạch máu
Tam thất vốn là một vị thuốc quý với những công dụng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, giúp phòng và điều trị nhiều căn bệnh như: Ung thư, tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch, mất ngủ, các chứng bệnh do khí huyết kém lưu thông…
Đối với bệnh tim mạch, tam thất có một phẩm chất rất quan trọng, đó là hoạt huyết và tán máu ứ. Vì vậy, sản phẩm kích thích lưu thông máu trong toàn cơ thể, giúp phục hồi lượng máu nhanh chóng cho tim và các cơ quan trọng yếu khác.
Đồng thời cũng còn có tác dụng khơi thông máu ứ, từ đó góp phần hỗ trợ chữa các chứng đau do huyết ứ trệ và hạn chế hình thành các cục máu đông. Bên cạnh đó, tam thất còn làm giãn mạch, làm rộng lòng mạch, giảm cholesterol, giúp máu dễ dàng di chuyển, ngăn ngừa cao huyết áp và hình thành xơ vữa động mạch.
Vì vậy tam thất giúp phục hồi sức khỏe trái tim, hạn chế biến chứng ở tim mạch và não do máu bị tắc nghẽn.
Bệnh nhân tim mạch nói chung là bệnh giãn cơ tim nói riêng nên sử dụng tam thất thường xuyên để hỗ trợ điều trị và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Ngày sử dụng 3 ấm trà từ bột hoặc nụ hoa tam thất sẽ giúp duy trì sức khỏe tim mạch hiệu quả, đồng thời ổn định đường huyết, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác.
Uống bột củ hoặc nụ hoa tam thất mỗi ngày giúp duy trì trái tim khỏe và góp phần hạn chế sự tiến triển của bệnh cơ tim giãn
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng tam thất để điều trị bệnh tim hoặc bệnh cơ tim giãn, hãy liên hệ ngay với Đặc Sản Xanh. Là đơn vị chuyên cung cấp tam thất uy tín trên thị trường cả nước, chúng tôi mang đến cho khách hàng các sản phẩm tam thất đa dạng, chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ ra ràng và giá cả cạnh tranh bậc nhất thị trường.
Quý khách có thể xem thêm bài viết liên quan:
- Những dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ
- Bệnh tim to là gì? Dấu hiệu và cách điều trị sớm được khuyên dùng
- Những dấu hiệu bệnh tim ở nam giới
Lưu ý: Nội dung của bài viết có tính chất tham khảo. Để điều trị huyết áp hiệu quả và sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng tam thất cho trẻ em.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh cơ tim giãn mà Đặc Sản Xanh muốn gửi tới các bạn. Đây là căn bệnh nguy hiểm, tiên lượng tử vong cao. Vì vậy bệnh nhân cần nghiêm túc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.